Mới đây, một đoạn video được chính bố mẹ cậu bé An An (sinh sống tại Trung Quốc) đã khiến cộng đồng mạng bàn luận sôi nổi. Cụ thể, video ghi lại cảnh cậu bé đang chăm chú nhìn bố mẹ thảo luận, đang lắng nghe một cách nghiêm túc. Vẻ mặt của cậu bé giống như một người đàn ông 40 tuổi đang bàn bạc chuyện gia đình.
An An nghe bố mẹ bàn bạc, thỉnh thoảng cầm tách trà lên uống một hớp. Động tác và biểu cảm khi uống trà cũng rất chững chạc như đàn ông 40 tuổi.
Đôi khi hai mắt cậu bé sáng lên, tựa hồ nghĩ ra cái gì ý kiến hay. Cơ thể của em bé 3 tuổi giống như tâm hồn của 40 tuổi, và hành vi của cậu bé rất trưởng thành, lời nói và việc làm như bắt chước từ bố mình.
Bên dưới bài đăng nhiều bình luận tỏ ra thích thú với hành động và biểu cảm của cậu bé.
"Đứa bé trông rất trưởng thành và phong cách".
"Tôi đoán là bố cậu bé cũng đang uống trà bên cạnh làm hành động như vậy, sau đó bé bắt chước ngay".
"Đứa trẻ này thật thông minh, có thể sao chép ngay hành động của bố".
Cậu bé sao chép hành động uống trà của bố (Ảnh cắt từ video).
Thực tế, trẻ từ 1-3 là độ tuổi tò mò và thích khám phá về thế giới xung quanh. Khi có sự hứng thú về một điều gì đó, khả năng học hỏi và tiếp thu của trẻ sẽ rất nhanh.
Vì thế mà nhiều đứa trẻ dù mang “hình hài” non nớt, nhưng “tính cách lẫn hành động” lại giống hệt như “ông cụ non”. Bởi vì khả năng bắt chước “đỉnh cao” đã khiến cho trẻ trở nên “già dặn” và trưởng thành hơn rất nhiều so với độ tuổi.
Thực tế, những đứa trẻ có thể bắt chước hành vi của người khác là những đứa trẻ sở hữu một bộ óc rất nhanh nhạy. Bố mẹ nên cảm thấy vui mừng vì điều này. Bởi vì, nếu bố mẹ biết cách giáo dục trẻ đúng đắn thì khả năng bắt chước này sẽ giúp kích thích não bộ và phát triển trí thông minh của trẻ.
Lợi ích từ hành vi bắt chước của trẻ
Nhạy bén hơn trong việc học ngôn ngữ
Theo các chuyên gia, trẻ có thể tập nói được là nhờ vào việc bắt chước người lớn, đặc biệt là những người thân trong gia đình, những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Ngay từ khi trẻ được sinh ra, việc bố mẹ có thể “kết nối” với trẻ, đều thông qua phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
Vì thế mà từ rất sớm, bài học đầu tiên để rèn luyện kỹ năng bắt chước của trẻ chính là thông qua lời nói, thông qua ngôn ngữ.
Thực tế đã chỉ ra rằng, trẻ càng có khả năng bắt chước cao thì sẽ có khả năng ngôn ngữ nhạy bén hơn. Dù là học tiếng mẹ đẻ hay bất kỳ loại ngôn ngữ giao tiếp nào khác, đặc biệt là tiếng anh. Khi trẻ bắt chước giỏi, thì việc học ngôn ngữ đối với trẻ sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn, mà ngược lại còn rất dễ dàng.
Nhiều trẻ có khả năng ngôn ngữ giỏi nhờ vào hành vi bắt chước người lớn.
Phát triển kiến thức và kỹ năng
Thực tế, bộ óc của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế mà trẻ luôn luôn có sự tò mò, khao khát được khám phá thế giới xung quanh. Việc trẻ bị thu hút bởi một điều gì đó mới lạ, sau đó trẻ sẽ tập trung quan sát và bắt chước là một tín hiệu tốt mà bố mẹ cần đặc biệt quan tâm, khuyến khích.
Điều này sẽ giúp phát triển não bộ của trẻ, giúp trẻ mở mang kho tàng tri thức của bản thân. Từ đó, IQ của trẻ sẽ càng được cải thiện và tăng cao.
Hầu hết các hoạt động như ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi, đứng… cho đến những âm thanh, nét mặt mà trẻ có thể biểu đạt được hằng ngày, đều là nhờ vào khả năng bắt chước mà trẻ học được từ bố mẹ và những người thân xung quanh.
Nhờ vào khả năng này, mà bố mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Trẻ phát triển kỹ năng từ hành vi "sao chép" bố mẹ.
Trái tim hạnh phúc và biết yêu thương
Hầu hết mọi đứa trẻ đều mong muốn nhận được lời khen ngợi từ người khác. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn vào bản thân, vào những điều mà trẻ làm.
Việc một đứa trẻ có thể bắt chước bố mẹ quét nhà, lau bàn ghế,... và sau đó nhận được lời tuyên dương từ bố mẹ, khiến cho trẻ có cảm giác chúng đã tạo ra được thành tựu. Từ đó mà việc có thể bắt chước người khác, trở thành một niềm vui và hạnh phúc đối với trẻ.
Bên cạnh đó, khi trẻ học được tính bắt chước, lòng yêu thương và trái tim đồng cảm của trẻ cũng sẽ trở nên “rộng lớn” hơn. Đó là bởi vì, việc bắt chước sẽ khiến cho trẻ biết đặt mình vào trong vị trí của người khác.
Thay vì có cái nhìn phiến diện, trẻ sẽ hiểu vấn đề một cách bao quát và sâu sắc hơn để có thể bao dung, cảm thông cho hoàn cảnh của người khác.
3 giải pháp hiệu quả dành cho bố mẹ khi trẻ có hành vi bắt chước
Dành nhiều lời khen khi trẻ có hành vi bắt chước đúng
Bố mẹ không nên “kiệm” những lời khen dành cho trẻ khi trẻ làm đúng. Bởi vì hầu hết trẻ em đều thích được bố mẹ khen ngợi. Vì thế để động viên, khích lệ tinh thần cho những hành vi bắt chước đúng đắn, bố mẹ hãy dành nhiều lời khen cho trẻ.
Ngoài ra, việc bố mẹ khen khi trẻ làm đúng cũng đồng nghĩa với việc bố mẹ tán thành với hành động của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ phân biệt được đâu là tốt, và đâu là xấu để trẻ bắt chước theo.
Trẻ cảm thấy tự tin hơn nếu được bố mẹ dành lời khen khi có hành vi bắt chước đúng.
Không la mắng mà nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ
Thực tế, với não bộ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện thì trẻ nhỏ còn rất “non nớt” để có thể phân biệt được phải trái, đúng sai. Khi trẻ quan sát thấy người lớn làm, chúng cũng sẽ làm theo vì nghĩ rằng mình được phép.
Trong trường hợp này, bố mẹ có cách dạy con đúng đắn sẽ không dùng những lời la mắng để phê bình những hành động bắt chước sai của trẻ.
Ngược lại, bố mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo trẻ, giải thích cho trẻ hiểu và hướng dẫn trẻ hành vi nào là nên, hành vi nào là không nên. Đây là một cơ hội để bố mẹ có thể giáo dục trẻ, giúp cho IQ của trẻ phát triển hơn trong tương lai.
Trẻ sẽ có động lực học hỏi nhiều hơn khi bố mẹ dùng sự nhẹ nhàng để giáo dục trẻ.
Bố mẹ hãy là tấm gương tốt cho trẻ
Người có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi bắt chước của trẻ, không ai khác chính là bố mẹ. Bởi vì bố mẹ là những người gần gũi nhất đối với mỗi đứa trẻ.
Vậy nên, trẻ sẽ thường xem bố mẹ như một “hình mẫu lý tưởng” để trẻ học hỏi. Đó là lý do mà mỗi hành vi của trẻ đều tựa “bản sao” của bố mẹ.
Nếu bố mẹ muốn trẻ phát triển tích cực, bố mẹ buộc phải thận trọng trong từng hành động, cử chỉ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Vì trẻ sẽ bắt chước rất nhanh. Thế nên, bố mẹ nên tạo dựng một hình tượng tốt trong mắt của trẻ, để trẻ có thể “noi gương” theo.
Con cái là "bản sao" của bố mẹ, vì thế bố mẹ cần làm tấm gương tốt cho trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet