Nội dung

1. Sự phát triển các giác quan của trẻ 2 tháng tuổi

- Thị lực: Sự khác biệt về màu sắc trở nên rõ ràng hơn đối với trẻ, và bé bắt đầu phân biệt được các màu sắc. Trẻ 2 tháng có thể vẫn sẽ thích những màu sắc tươi sáng và những vật có thiết kế, hình dạng rõ ràng, đậm nét nhưng bây giờ trẻ có thể nhìn thấy mọi thứ trong khoảng 60cm xung quanh. Mẹ nên khuyến khích khả năng nhìn của bé bằng cách cho con nhìn những bức tranh tươi sáng.

Trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì

Trẻ nhận biết màu sắc tốt hơn khi 2 tháng tuổi. Ảnh minh họa.

- Thính giác: Khi 2 tháng tuổi, trẻ nghe tốt hơn và có thể phân biệt giữa nhiều tiếng nói. Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện hoặc hát để giúp trẻ làm quen với giọng nói của bạn. Đó cũng là cách làm dịu khi trẻ mất bình tĩnh.

- Cười: Đến cuối tháng thứ hai, bạn có thể bắt đầu thấy được nụ cười đáng yêu của trẻ. Nếu điều đó chưa xảy ra, chắc chắn nó sẽ đến sớm. Khuôn mặt em sẽ bừng lên rạng rỡ khi cười. Đồng thời bé có thể di chuyển cánh tay hoặc cử động lông mày. Khi con cười mẹ hãy cười lại và trò chuyện với bé. Trẻ thích nhìn khuôn mặt của mẹ cũng như nói chuyện lại với mẹ.

2. Kỹ năng vận động của trẻ 2 tháng tuổi

- Đá và vẫy tay: Các cử động của trẻ ngày càng trở nên nhẹ nhàng và phối hợp tốt hơn. Trẻ bắt đầu thích đá chân khi nằm, cũng có thể vẫy tay trong sự phấn khích.

- Giữ đầu thẳng: Trẻ 2 tháng tuổi đã có thể có đủ lực để giữ đầu thẳng trong thời gian ngắn. Điều này giúp cho tầm nhìn của trẻ bao quát hơn.

- Nắm và buông: Trẻ sơ sinh có phản xạ nắm mọi thứ nhưng vẫn chưa biết cách để thả ra. Khi trẻ được 2 tháng tuổi sẽ bắt đầu học cách cầm nắm và buông đồ vật trong tay.

- Phản xạ mút: Trẻ 2 tháng tuổi thích ngậm, mút mọi thứ từ núm vú giả, đến chăn, ngón tay của mẹ hoặc của chính bé. Điều đó giúp cho bé dễ chịu hơn.

3. Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 2 tháng tuổi

Khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tiến bộ dần với ngôn ngữ. Trẻ tích cực lắng nghe những gì bạn đang nói và nhìn miệng của bạn để học cách di chuyển lưỡi.

Trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì

Cha mẹ nên nói chuyện nhiều với trẻ. Ảnh minh họa.

Trẻ sẽ bắt đầu tạo ra những âm thanh khác nhau mà thường bắt đầu bằng một nguyên âm. Bạn nên nói chuyện với trẻ bằng cách lặp lại những âm thanh ê, a của trẻ và để thời gian cho bé trả lời, nhìn theo mắt để biết bé đang nhìn gì. Trẻ có thể nói về một người hoặc một đôi tượng khác. Bất kể đó là ai thì trẻ cũng thích bạn dành sự chú ý trở lại với mình.

4. Cách giúp trẻ phát triển trong tháng thứ 2

- Khi mẹ nói chuyện với bé, hãy cho con thời gian để đáp lại những gì đang nói với một cái nhìn hoặc những từ ê, a. Nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ để thời gian cho trẻ trả lời thì bé sẽ học được cách nói chuyện sớm hơn.

- Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để giới thiệu trẻ với những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Bé sẽ cố gắng chạm vào các đồ chơi treo trước mặt. Tuy nhiên cha mẹ chỉ nên cho trẻ tập khoảng 5 đến 10 phút và dừng lại nếu bé khóc. Bạn có thể thử nó lại vào một, hai tuần sau.

- Rất nhiều mẹ thấy lúng túng khi phải nói chuyện với trẻ vì không biết phải nói gì. Theo Miriam Stoppard, chuyên gia chăm sóc trẻ thì mẹ có thể bắt đầu bằng việc bình luận những gì mình đang làm như là: "Bây giờ mẹ sẽ mặc áo khoác cho con nhé!” hay “Bây giờ chúng mình sẽ ra ngoài đi dạo này”... Cha mẹ nên nói chuyện nhiều với trẻ vì điều đó sẽ giúp cho trẻ phát triển khả năng nghe nói, trò chuyện tốt hơn sau này.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm