Nội dung

Nhồi nước hầm xương 

Thói quen hầm xương lấy nước rồi nấu cháo, nấu bột cho trẻ theo các chuyên gia dinh dưỡng không hề có tác dụng đối với dinh dưỡng của trẻ, đôi khi còn khiến trẻ chậm lớn.

Chị Trần Thị Dung trú tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội mệt mỏi kể về cậu con trai 21 tháng tuổi của chị mới nặng 10 kg. Chị Dung cho biết khi sinh ra cháu được 3,4 kg, trong thời kỳ ở cữ bé bụ bẫm tăng cân đều đặn. Tuy nhiên, từ 6 tháng trở đi chị cho con ăn dặm là thời điểm chị cảm thấy stress nhất bởi càng cho con ăn thì bé càng chậm tăng cân. 

Mặc dù chị Dung đã cố gắng “bồi bổ” cho con bằng mua xương về hầm lấy nước xương rồi nấu cháo thịt cộng thêm rau, củ quả cho con. Ai mách sữa nào tăng cân tốt, chị Dung cũng cố mua bằng được. Có lúc, mua cả thùng sữa 5 – 6 triệu đồng cho con nhưng con chẳng tăng được cân nào khiến chị càng sầu não hơn.

Chuyên gia vạch lỗi mẹ việt chăm con sai bét khiến càng nuôi càng còi

Ảnh minh hoạ

Chị Dung đưa con đi khám dinh dưỡng, bác sĩ cho biết cháu bị tiền suy dinh dưỡng. Làm xét nghiệm dinh dưỡng bé bị thiếu vitamin D, canxi và đủ các khoáng chất. Lúc này, chị Dung ngỡ ngàng vì bé vẫn được bồi bổ canxi bằng nước hầm xương đều đặn hàng ngày mà vẫn thiếu canxi.

Rất nhiều bà mẹ có thói quen giống chị Dung, hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các mẹ này tin rằng, vị ngọt của nước dùng sẽ giúp con ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa; đồng thời nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng, canxi từ xương giúp con cao lớn hơn. Nhưng không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân.

Trường hợp của bé Nguyễn Thanh Tr. 27 tháng tuổi, con chị Dương Thị Quế trú Long Biên, Hà Nội phải đi khám dinh dưỡng bởi cháu 17 tháng nhưng chỉ được 10,5 kg. Chị Quế cho biết, bé Tr. là con gái thứ hai của vợ chồng chị. Ngày đẻ cháu lớn, kinh tế gia đình eo hẹp nên anh chị nuôi con tằn tiện. Đến cháu thứ hai, khi gia đình có của ăn, của để chị Quế muốn dành cho con những điều tốt nhất.

Chị Quế không tiếc chi tiền mua các loại sữa từ nước ngoài về nào là sữa nước, sữa bột chị đều nhờ người quen làm ngành hàng không xách về. Mỗi thùng sữa tươi từ Châu Âu đi máy bay về Việt Nam đắt gấp sữa nội 4 – 5 lần nhưng chị Quế rất hài lòng vì mình đang dành những điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, bé vẫn chậm tăng cân thậm chí 3 tháng nay chẳng tăng được lạng nào.

Chị Quế sốt ruột đưa con đi khám dinh dưỡng, bác sĩ cho biết cháu thiếu chất, chị vẫn không tin vì con chị uống nhiều sữa toàn sữa ngoài, tôm, cá hải sản ăn suốt ngày vẫn không lớn nổi.

Nước xương không tốt như các mẹ nghĩ 

Theo PGS Lê Thị Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng ăn càng nước xương hay đồ đắt tiền càng giúp trẻ nhỏ phát triển tốt là tâm lý sai lầm.

PGS Mai cho rằng để trẻ phát triển toàn diện cần bổ sung toàn diện và không phải cứ sữa đắt tiền là tốt, tôm, cá ăn nhiều là đủ chất.

Đặc biệt, PGS. Mai cảnh báo, người Việt ai cũng thích hầm xương lấy nước xương nấu bột, nấu cháo cho con cháu mà không biết rằng nước xương chỉ có chất béo. Hầm xương lấy nước chỉ là ít chết béo từ tuỷ xương được tách ra còn lượng canxi trong xương thì hầu như chẳng “phai” tý nào ra cả vì thế trẻ có ăn cả tấn xương cũng không đủ canxi so với nhu cầu cần thiết mỗi ngày.

Không những thế, nước xương hầm chứa nhiều chất béo đây lại là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bị tiêu chảy. Chính vì vậy, quan điểm dùng nước hầm xương để nấu cháo, nấu bột cho trẻ là hoàn toàn sai lầm.

Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Với thói quen sử dụng sữa xách tay, PGS Lê Thị Hồng Hảo – Viện Trưởng viện Kiểm nghiệm Thực phẩm Quốc gia cho biết, sữa xách tay không thể kiểm soát chất lượng và thực tế sữa sản xuất ở Châu Âu, ở Nhật người ta tính toán sử dụng cho trẻ em bản địa bởi vì thực tế trẻ ở các môi trường khác nhau sẽ có nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng khác nhau. Tâm lý càng sữa ngoại đắt tiền, xách tay càng tốt khiến cho không ít bà mẹ bỏ cả vài triệu đồng mua sữa cho con mỗi tháng nhưng con vẫn còi cọc, không tăng cân.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì?

1. Sự phát triển các giác quan của trẻ 2 tháng tuổi - Thị lực: Sự khác biệt về màu sắc trở nên rõ ràng hơn đối với trẻ, và bé bắt đầu phân biệt được các màu sắc. Trẻ 2 tháng có...

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm