Nội dung

Suốt nhiều tháng trong gia đình tôi, im lặng là kẻ thù đáng sợ nhất. Cho dù tôi và vợ có cố gắng như thế nào, có bao nhiêu lần nói rồi dạy cho bé nhại lại chúng tôi, con gái bé nhỏ vẫn không chịu mở miệng nói 1 từ nào.

Đương nhiên khi chúng tôi pha trò, bé vẫn mỉm cười thậm chí cười khúc khích khoái chí. Và con bé cũng  biết chộp lấy con hải mã nhồi bông khi bố mẹ yêu cầu. Não bộ bé hoạt động hoàn toàn bình thường, chỉ trừ việc bé nhất quyết không chịu hé răng nói dù chỉ một từ.

Tâm sự của bà mẹ có con chậm nói và cách giúp bé nói vanh vách rành rọt

Tôi khủng hoảng và tìm mọi thông tin, tư vấn để dạy con tập nói. Ảnh minh họa

Bao đêm gập người trên những cuốn sách về việc tập nói của trẻ. Cuối cùng, sự hoang mang của tôi lại trở thành vô nghĩa.

Tôi có nhớ câu nói của một vị bác sĩ: "Dù các ông bố bà mẹ có xin tư vấn của bất cứ chuyên gia nào đi nữa, thì cũng chỉ có chính họ, những người tương tác với những đứa trẻ mới có thể giúp chúng thành công". Nói cách khác, chỉ cần các bạn kiên nhẫn nói chuyện với con, khiến con cảm thấy thú vị, bạn nhất định sẽ thành công.

Vì thế, từ những kinh nghiệm thực tế của chính bản thân và lời khuyên từ bác sĩ tôi muốn chia sẻ 4 quy tắc vàng để dạy bé chậm nói:

Thứ nhất, cho bé tiếp xúc với ngôn ngữ càng sớm càng tốt

Không bao giờ là quá sớm để yêu một thứ ngôn ngữ. Ngay sau khi con chào đời, cha mẹ nên tập các kỹ năng ngôn ngữ đầu tiên cho bé.

Cha mẹ cũng có thể tự sáng tạo ra những cuốn sách độc đáo để lôi cuốn con, cuốn sách bằng vải là một cách làm tuyệt vời mà bà mẹ Finch (ở Anh) đã cùng chồng thực hiện dành cho con trai của họ. Thật tuyệt vời khi cậu bé đã nói ra từ đầu tiên khi chỉ mới 6 tháng tuổi.

Nghiên cứu gần đây ra của Đại học Amsterdam chỉ ra rằng hầu hết trẻ em bắt đầu đạt được các kỹ năng ngôn ngữ thô sơ (như nhịp và tiết tấu) trong khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ. Sau khi ra đời, mặc dù các kỹ năng ngôn ngữ chưa biểu hiện ngay, nhưng hãy yên tâm rằng các khớp thần kinh não bộ của các bé đang được hoàn thiện dần.

Tâm sự của bà mẹ có con chậm nói và cách giúp bé nói vanh vách rành rọt

Cho con tiếp xúc với sách càng sớm trẻ càng nhanh biết nói. Ảnh minh họa

Các bé có thể chỉ mất vài tuần để tiếp thu được một từ mà bé được nghe hằng ngày – do đó thường khiến các bậc cha mẹ bất ngờ và không hiểu con học được những từ ngữ đó từ khi nào.

=> Khuyên cha mẹ

Hãy nhớ rằng không bao giờ là quá nhiều khi cho con bạn tiếp xúc với ngôn ngữ trong giai đoạn đầu đời. Hãy thực hiện thường xuyên và sáng tạo (ví dụ như những cuốn sách vải của bà mẹ Finch). Hãy kiên nhẫn cho dù lúc đầu tất cả những gì bạn nghe thấy chỉ là những tiếng ậm ẹ của con.

Thứ hai, tiếp xúc nhiều và liên tục

Qua thời gian, các bé nghe được càng nhiều từ càng tốt. Bố mẹ nên phối hợp với nhau để nói chuyện với con nhiều nhất có thể và cho con nghe một từ lặp đi lặp lại nhiều lần.

Một nghiên cứu chuyên đề năm 1995, cuốn sách “Meaningful Differences in the Everyday Experience of Young American Children” (Sự khác biệt có nghĩa mỗi ngày – kinh nghiệm của trẻ em Mỹ), đã tìm ra mối quan hệ giữa số lượng từ mà một đứa trẻ nghe được trong 3 năm đầu đời với sự thành công sau này của đứa trẻ đó. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng trẻ càng được nghe nhiều từ thì não bộ phát triển càng tốt hơn một cách đáng kể.

=> Khuyên cha mẹ

Một cách tuyệt vời để đạt được mục tiêu là sử dụng phương pháp “tự thoại”- thuật ngữ lâm sàng cho việc một người tự tường thuật lại các hoạt động hằng ngày.

Các bậc cha mẹ mỗi giờ sẽ chia sẻ cho các con của họ hàng nghìn từ và cứ thế biến thói quen hàng ngày này thành một trải nghiệm học ngôn ngữ thật thú vị.

Thứ ba, tạo ra các cuộc hội thoại

Tuy nhiên từ ngữ không thể xuất hiện quá nhiều. Kỹ năng tư duy ngôn ngữ giống như một "khu vườn", hoa càng nở rộ thì càng cần được chăm sóc. Điều này nghĩa là con bạn càng lớn lên thì cần phải có những tương tác phù hợp hơn.

Không phải khi con cái bắt đầu cứng cáp hơn là bạn có thể dành nhiều thời gian cho điện thoại hay facebook. Đây chính là thời điểm quan trọng cần phải thiết lập quy lập tự nhiên của hội thoại: nói và lắng nghe.

Tâm sự của bà mẹ có con chậm nói và cách giúp bé nói vanh vách rành rọt

Thường xuyên cùng con hỏi và trả lời để thiết lập kỹ năng ngôn ngữ cho bé.

=> Khuyên cha mẹ

Đầu tiên khi nói chuyện với con, hãy để con có cơ hội đáp lại cho dù con chưa đủ lớn hay chưa đủ khả năng nói ra từ nào. Thứ hai, hãy thật kiên nhẫn. Nếu bé nhà bạn nhầm lẫn màu sắc của một đồ vật nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn vẫn ghi nhận những nỗ lực của bé. Cuối cùng, tắt tivi đi

Thứ tư, khích lệ và thưởng khi bé thành công

Đương nhiên, việc học tập sẽ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết khi nó thú vị và có phần thưởng xứng đáng. Khi con học được một vài từ và cụm từ mới hãy vỗ tay cổ vũ và đọc đi đọc lại tên con để củng cố vốn từ vựng cho bé.

=> Khuyên cha mẹ

Hỏi những câu hỏi mở như: “Con thấy gì trong bức tranh này?” và để cho con có thời gian trả lời theo cách riêng của bé. Quan trọng nhất là hãy tham gia vào trò chơi cùng với bé, vì theo Nancy Tarshis, một chuyên gia ngôn ngữ tại Trung tâm Thẩm định và phục hồi chức năng của trẻ em ở New York: “Nhìn vào mắt bé vì khi sự tương tác càng trực tiếp bao nhiêu thì bé càng cảm thấy vui và gắn kết bấy nhiêu”.

* Bài viết tham khảo thông tin từ Parenting

Theo Mỹ Anh (Khám Phá)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm