Nội dung

Lúc 8,5 tháng tuổi cháu biết đi, 12 tháng đã biết gọi mẹ ơi, dì ơi, bà ơi nhưng đến 17 tháng thì không nói nữa, người lớn có dạy cháu cũng không nói. Tuy nhiên khi chỉ có một mình thì cháu lại nói. Tôi bảo cháu làm gì, cầm gì, nói đi vệ sinh hay mặc quần áo thì cháu đều làm rất tốt, duy chỉ có phát triển ngôn ngữ là bé trở nên ít nói và lười nói hẳn.

Tôi rất lo lắng không biết cháu gặp vấn đề gì? Cháu thể hiện cảm xúc rất tốt, biết chia sẻ và nghe lời, biết an ủi và vỗ về khi em bé khóc. Tôi không biết tại sao cháu lại trở nên lười nói? (Minh Đức)

Tại sao bé bỗng dưng lười nói

Ảnh minh họa: Sciencedaily.

Trả lời:

Chào chị,

Bé nhà chị 28 tháng tuổi, nói được một số từ đơn khi cháu chơi với các bạn hoặc bé chơi một mình nhưng không chịu nói theo khi có người khác can thiệp. Sự phát triển của cháu hoàn toàn bình thường tuy nhiên bắt đầu từ tháng thứ 17 cháu có những biểu hiện giảm dần sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp nhưng vẫn có sự giao tiếp bằng cử chỉ, bé hiểu toàn bộ những mệnh lệnh mà người khác đưa ra. Vấn đề mà chị đang lo lắng là sự phát triển của bé có phù hợp với lứa tuổi hay không và không hiểu tại sao bé lại có hiện tượng ít nói.

Qua những thông tin chị cung cấp thì cháu có biểu hiện của thoái hóa ngôn ngữ. Hiện tượng này thường xảy ra với những trẻ có rối nhiễu phát triển hoặc những trẻ có rối loạn tự kỷ. Tuy nhiên bé nhà chị lại nghe hiểu ngôn ngữ bình thường, vì vậy phần nhiều cháu nằm trong diện trẻ có rối loạn về ngôn ngữ. Để biết chắc chắn, gia đình nên đưa cháu đến thăm khám ở các cơ sở y tế hoặc các trung tâm hỗ trợ về tâm lý để có định hướng can thiệp sớm cho con.

Ngoài ra, gia đình cũng nên thường xuyên giao tiếp với trẻ thông qua việc đặt các câu hỏi cho trẻ với những hiện tượng sự vật xung quanh bé. Cha mẹ nên đưa con đến những nơi công cộng để tạo môi trường giao tiếp thoải mái cho trẻ. Ở trong gia đình, cha mẹ kiên nhẫn cùng chơi với con những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của con để kích thích con phát âm những từ đơn giản nhất. Khi trẻ nói, nên yêu cầu trẻ tập trung mắt nhìn vào người đối diện và nói chậm những từ mà trẻ muốn phát âm để trẻ có thời gian quan sát và làm theo.

Chúc chị và cháu sớm đạt được thành công.

Chuyên viên Nguyễn Thị Ly
Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Ngày hội trí não cho mẹ và bé

Khám phá thế giới trí não của bé, tham gia 16 trò chơi kích thích trí tuệ, lắng nghe tư vấn của các chuyên gia sản và nhi khoa đầu ngành... là những hoạt động bổ ích tại ngày hội.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm