Fujifilm FinePix Z10fd có tới 7 màu vỏ khác nhau. Ảnh: Cnet. |
Thiết kế trượt luôn mang đến nét gợi cảm và tươi mới cho những món đồ công nghệ nhiều khi khô khan và cứng nhắc. Đặc biệt, với một thiết bị luôn đòi hỏi tính sáng tạo từ người sử dụng như máy ảnh, thiết kế quyến rũ có khi lại mang đến những nguồn cảm hứng vô tận. Nếu vậy, Fujifilm FinePix Z10fd sẽ là một trong những kẻ khơi gợi cảm hứng tài tình nhất, khi mà ngoài nắp bảo vệ ống kính dạng trượt, máy còn có tới 7 lựa chọn khác nhau về màu vỏ.
Ưu điểm
Z10fd có ngoại hình hết sức ấn tượng, với đích ngắm tới chắc chắn là những tín đồ của thời trang chứ không phải là những người sành công nghệ. Xét về tính năng, có thể nói Z10fd chưa bằng một nửa nếu so với người anh em ra mắt cùng ngày là F50fd. Nhưng khi mà hai dòng máy nhắm tới hai đối tượng khách hàng khác nhau, điều đó hẳn chưa thể quyết định kết quả của cuộc đua.
Nắp bảo vệ ống kính dạng trượt của Z10fd. Ảnh: Newlaunches. |
Kể từ khi ý tưởng về một chiếc máy có khả năng lưu giữ khoảnh khắc xuất hiện trong đầu của nhà hiền triết Arix-tốt và được nhà sản xuất Eastman Kodak chính thức thương mại hoá vào năm 1923, cho đến nay máy ảnh luôn phải kiêm thêm vai trò của một vật dụng giải trí, bên cạnh tính năng ghi hình truyền thống.
Ngay từ những đời máy Polaroid đầu tiên, với khả năng in hình ngay sau khi chụp, nhiều người đã coi chụp ảnh là một hình thức thư giãn, và máy ảnh chính là công cụ để giải trí. Ngày nay, hầu hết những chiếc camera đời mới đều có màn hình LCD. Ngoài ra, từ năm 2002, Casio đã bắt đầu sản xuất ra những chiếc máy ảnh có khả năng chơi nhạc. Đến năm nay, 2007, Samsung lại giới thiệu i7, một chiếc máy ảnh kiêm thiết bị giải trí đa phương tiện di động.
Z10fd còn có nhiều tính năng giải trí tiên tiến. Ảnh: Imaging-resource. |
Với Fujifilm FinePix Z10fd, ẩn chứa bên trong thân hình gợi cảm với kích thước các chiều là 91,2 x 56,6 x 18,8 mm là một loạt những tính năng hấp dẫn. Hai trong số đó là các chế độ chụp Blog và Auction. Chế độ đầu tiên cho phép người chụp có được những bức ảnh ở kích cỡ vừa đủ để họ dễ dàng đưa lên blog. Trong khi đó, chế độ thứ hai, Auction mode, lại giúp cho người chụp có thể đính nhiều bức ảnh lại với nhau, nhằm đưa lên các trang web mua bán trực tuyến như eBay hay Craiglist. Máy cũng có tính năng IrSimple của Fujifilm, giúp đơn giản hoá chu trình chia sẻ ảnh qua kết nối hồng ngoại.
Nhược điểm
Cơ chế trượt của nắp bảo vệ ống kính ở Z10fd không được trơn. Mặc dù điều đó sẽ giúp cho người dùng tránh được việc vô tình mở máy, nhưng vẫn khiến cho tính hấp dẫn của thiết kế này giảm đi đáng kể.
Mặt sau của máy có hai phím điều chỉnh hình tròn, khá to. Ảnh: Cnet. |
Tất cả những chức năng điều khiển được thiết kế xoay quanh hai phím bấm hình tròn khá to ở mặt sau. Sự đơn giản này tạo ra sự tiện lợi lớn cho người sử dụng và làm cho mặt sau của máy thoáng hơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất lại không cung cấp những phím bấm giúp người dùng có thể lựa chọn trực tiếp các chế độ chụp khác nhau. Đồng thời, máy cũng không phím chuyên biệt dành để điều chỉnh độ cân bằng trắng.
Các tin liên quan |
*Cuộc đổ bộ ồ ạt của máy ảnh Fujifilm |
*F40fd - lý tưởng cho 'nhiếp ảnh gia' nghiệp dư |
*Finepix S5700 cho dân bán chuyên năng động |
Giống như F50fd, người sử dụng Z10fd cũng có thể xem lại 100 bức ảnh cùng lúc trên màn hình LCD 2,5 inch. Nghe qua thì rất ấn tượng, nhưng chính "sự tham lam" này của Fujifilm lại gây cho người dùng cảm giác rối mắt mỗi khi muốn xem lại ảnh. 100 bức ảnh chen chúc trong một không gian chật hẹp, với đường chéo chỉ 2,5 inch sẽ khiến cho người dùng phải căng mắt ra mới may nhìn thấy được hình thù của bức ảnh.
Tóm lại, ở mức giá tham khảo khoảng 254 USD, một chiếc máy ảnh hơi đuối về mặt công nghệ nhưng vô cùng nặng ký về mặt thời trang như Z10fd có thể coi là một lựa chọn chấp nhận được.
Anh Linh (theo Cnet)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet