Bộ phận mà Bếp Eva đang nhắc tới là lưỡi lợn. Lưỡi có vị ngọt, tác dụng dưỡng trung, nhuận phế, dưỡng dịch, bổ can thận, thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát… Không những thế, các cysteine và heme có trong lưỡi còn giúp thúc đẩy cơ thể hấp thu sắt, bổ máu và cải thiện làn da.
Người ta cũng tìm thấy trong lưỡi lợn có chứa vitamin A, niacin, sắt, selen cùng các chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe.
Lưỡi lợn săn chắc, không xương, gân hay mỡ vì thế được dùng để chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn. Người ta có thể chế biến lưỡi lợn thành món mặn ăn cùng cơm hoặc dùng làm món khai vị, món nhậu đều rất hợp.
Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ giới thiệu đến bạn một món ngon từ lưỡi lợn cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Lưỡi lợn kho tộ Nguyên liệu- Lưỡi lợn: 2 cái
- Xì dầu: 2 thìa
- Tương đậu nành: 3 thìa
- Đường phèn
- Dầu hào: 1 thìa
- Rượu nấu ăn: 6 thìa
- Bột đậu nành: 1 thìa
- Gừng: 1 củ
- Hoa hồi: 2 cái
- Quế: 1 mảnh
- Nhục đậu khấu
- Tsaoko
- Đinh hương
- Hạt tiêu: 2 thìa
- Ớt khô
- Hành tây
- Rượu gạo
Hướng dẫn chọn lưỡi lợnKhi mua lưỡi lợn, bạn nên chọn cẩn thận để có được phần nguyên liệu tươi ngon:
- Màu sắc
Nên chọn mua những chiếc lưỡi có màu hồng hào, tươi sáng. Không mua lưỡi nhợt nhạt vì rất có thể đã bị để lâu, kém tươi ngon.
- Mùi
Giống như các phần thịt khác, lưỡi heo có mùi khá đặc trưng. Khi mua, bạn có thể dựa vào mùi vị để lựa chọn chiếc lưỡi được lấy từ con lợn mới mổ. Nếu thấy có mùi lạ thì không nên mua.
Cách làm lưỡi lợn kho- Lưỡi lợn mua về rửa nhiều lần với muối, cắt bỏ phần gân, mỡ bám xung quanh.
- Bắc nồi nước sạch lên bếp, thêm hành, gừng, 3 thìa rượu nấu ăn cùng lưỡi lợn vào đun sôi. Khi lưỡi chuyển màu, bạn vớt ra.
- Cạo bỏ phần màng trắng trên bề mặt lưỡi lợn.
- Khi toàn bộ phần lưỡi lợn đã được làm sạch, bạn kiểm tra và cắt bỏ nốt các hạch bạch huyết còn sót lại.
- Bắc chảo lên bếp rồi thêm dầu ăn cùng đường phèn vào. Khi đường chuyển sang màu nâu cánh gián thì bạn cho 2 thìa xì dầu vào đun chung.
- Khi xì dầu dậy mùi thơm và bắt đầu sôi thì bạn cho hành lá, gừng cùng các gia vị khô khác như đinh hương, ớt khô, hạt tiêu, nhục đậu khấu… vào.
- Đảo nhẹ để các gia vị hòa quyện vào nhau.
- Chuẩn bị 1 chiếc nồi lớn, đặt dưới đáy 1 chiếc vỉ mỏng để tránh cho lưỡi bị cháy.
- Lần lượt đặt lưỡi lợn vào nồi rồi thêm phần nước xì dầu đã chuẩn bị trước đó. Đổ thêm nước lọc sao cho ngập mặt lưỡi lợn.
Bạn nêm thêm: 1 thìa dầu hào, 3 thìa xì dầu đậm, 3 thìa rượu nấu ăn, 3 thìa rượu gạo, 1 chút đường phèn, 1 thìa xì dầu nhạt. Bật bếp, vặn lửa to cho tới khi nồi lưỡi lợn sôi thì bạn vặn lửa vừa và đun khoảng 30 phút.
- Khi nước dùng trong nồi gần cạn thì bạn tắt bếp. Vớt lưỡi ra thái miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa. Nhớ rưới một chút nước kho lên bên trên phần lưỡi lợn để món ăn thêm đậm đà nhé.
Lưỡi lợn kho kiểu này rất mềm thơm, đậm đà. Miếng lưỡi mềm mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn, hương vị của các loại gia vị thấm đẫm vào từng thớ lưỡi lợn khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Một số lưu ý khi ăn lưỡi lợnLưỡi lợn tuy ngon và tốt cho sức khỏe nhưng không vì thế mà bạn ăn quá nhiều. Một vài lưu ý khi ăn lưỡi lợn bạn nên nhớ:
- Người mắc bệnh gout và tim mạch nên hạn chế ăn vì trong lưỡi lợn có chứa rất nhiều đạm.
- Không nên ăn quá thường xuyên bởi trong lưỡi lợn có chứa hàm lượng cholesterol cao. Việc ăn nhiều dễ làm cho chỉ số này trong cơ thể tăng chóng mặt.
- Trên lưỡi có một lớp màng trắng, bạn cần cạo thật sạch lớp này, nếu không lưỡi lợn sẽ rất hôi và không ngon.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet