Câu hỏi:
Gia đình tôi thường xuyên ăn khoai lang không bỏ vỏ. Gần đây, tôi đọc được thông tin khoai lang ăn cả vỏ sẽ gây bệnh, ảnh hưởng sức khỏe. Thưa chuyên gia, việc ăn cả vỏ khoai như vậy có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe? Ngoài khoai lang, những loại củ quả nào không được ăn cả vỏ? Tôi xin cảm ơn!
Độc giả Hoài Thương (42 tuổi- Quận 4)
Trả lời:
Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi (Viện phó- Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) cho biết: “Sơ chế củ quả để chế biến món ăn, chị em nội trợ cần chú ý tới một số loại cần phải bỏ vỏ nhằm đảm bảo sức khỏe khi thưởng thức. Bao gồm: củ sắn, khoai tây, khoai lang, cà chua, củ mã thầy,…”.
Khoai lang
Theo bác sĩ Tường Vi, khoai lang thường xuyên tiếp xúc với đất, lớp biểu bì trực tiếp hút chất dinh dưỡng cũng như một số chất độc hại. Ngoài ra, vỏ khoai lang chứa nhiều kẽm nên ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày, chức năng gan hoặc gây ngộ độc cho người ăn. Do đó, chị em cần bỏ vỏ trước khi chế biến, nhất là khoai nướng để tránh các chất độc sinh ra khi vỏ bị cháy.
Vỏ khoai lang chứa nhiều kẽm nên ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày, chức năng gan hoặc gây ngộ độc cho người ăn (Ảnh minh họa)
Khoai tây
Vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids - chất này tích lũy trong cơ thể nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. “Khi chế biến, bà nội trợ thấy vỏ khoai có màu xanh hoặc mọc mầm thì cần phải khoét bỏ chỗ vỏ xanh, bỏ hết toàn bộ mầm khoai. Bởi những chất có ở vỏ khoai và tinh bột sẽ biến thành solanin, dễ gây ngộ độc. Tốt nhất, thấy khoai mọc mầm hoặc vỏ màu xanh thì không nên ăn”, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.
Củ sắn
Củ sắn (hay còn gọi là khoai mì) chứa nhiều acid Cyanhydric - loại chất gây ngộ độc - có nhiều ở vỏ. Vì vậy, khi chế biến sắn, chị em nội trợ cần bỏ vỏ, ngâm trong nước trước khi luộc. Trong quá trình luộc chín, nồi sắn cần được mở vung để chất độc này bay hơi.
Ăn sắn cần phải bỏ vỏ (Ảnh minh họa)
Quả hồng
Trái hồng còn xanh có lượng axit tannic tập trung trong thịt quả. Khi chín, chất này đẩy ra phía vỏ quả. Nếu ăn cả vỏ của quả hồng, axit tannic sẽ phản ứng hóa học với protein trong thực phẩm tạo kết tủa trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí táo bón.
Cà chua
Khi cà chua còn xanh, axit tannic tập trung chủ yếu trong phần ruột. Tuy nhiên, cà chua chín sẽ dồn loại axit này về phần vỏ. Sau khi vào cơ thế, axit tannic phản ứng mạnh với protein tạo kết tủa trong dạ dày giống như ăn vỏ quả hồng. Hơn nữa, vỏ cà chua không thể tiêu hóa được. Vì vậy, trước khi chế biến cần bóc toàn bộ vỏ cà chua.
Củ mã thầy
Củ mã thầy được trồng ở ruộng nước. Do đó, vỏ của nó chứa nhiều chất có hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, vỏ củ mã thầy chứa nhiều ký sinh trùng. Khi ăn, cần phải rửa sạch vỏ và gọt để tránh nhiễm vi sinh vào thịt củ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet