Sau đó tháo bỏ dây cũ, thay dây mới vào và ráp lại.
Sau khi sửa chữa cần phải kiểm tra lại như sau:
- Kiểm tra mức cách điện giữa vỏ bàn là và mạch điện. Việc kiểm tra phải được tiến hành trong một phút ở nhiệt độ làm việc nóng nhất của bàn là;
- Kiểm tra tất cả các mối nối của mạch điện xem có tiếp xúc tốt không.
- Đèn tín hiệu phải làm việc bình thường (khi điện vào phải cháy sáng).
- Các bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cũng như bộ phận phun hơi ẩm phải làm việc tốt, có nghĩa là khi giảm nhiệt độ, bàn là phải nguội dần, khí phun hơi ẩm phải có hơi nước xòe ra.
- Mặt đế là phải sạch và trơn láng.
- Tay cầm phải chắc chắn (không lỏng, không lung lay).
Thông thường vỏ bên ngoài của bàn là có mạ một lớp hợp kim rất khó bị rỉ, nhưng do sử dụng lâu ngày hoặc bị xây xát do va chạm, lớp mạ tự nhiên sẽ bị tróc ra, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng rỉ. Bàn là bị rỉ sẽ giây bẩn ra quần áo và có khi còn kéo sợi vải làm cho vải bị xù lông thí dụ như hàng gấm hoặc hàng tơ tằm. Để tẩy sạch vết rỉ, bạn hãy cho một chút kem đánh răng vào khăn ướt để lau. Khi lau xong, chà lên chỗ rỉ một ít sáp đèn cầy, sau đó cắm diện cho sáp chảy ra, rút điện rồi lau tiếp. Nếu chỗ bị rỉ nằm dưới mặt bàn là, bạn cũng làm như trên. Nhưng sau cùng, hãy là vài lượt lên một miếng vải cũ đã bỏ đi là được.
Không nên dùng giấy nhám để cọ chà chỗ rỉ (sẽ làm vết rỉ long ra thêm).
(Theo Khoa Học Phổ Thông)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet