Nội dung

Tết thời thơ ấu thường đong đầy trong ký ức của mỗi người bằng những buổi tối cuối năm bên nồi bánh chưng, bánh tét nghi ngút khói. Cả nhà thường tụ tập quanh góc bếp để canh nồi bánh tét sao cho kịp vớt ra để cúng giao thừa. Từ vài ngày trước đó đã phải chọn cắt những tấm lá dong, lá chuối lành lặn, đem rửa sạch qua mấy lượt nước mưa rồi dựng lên trên mấy chiếc nia cho ráo nước. 

Nếp để gói bánh là nếp hương, một thứ nếp hạt nhỏ, tròn trĩnh, có mùi hương thơm ngát tỏa ra khắp nhà. Nếp được đãi thật sạch, ngâm nước cho mềm trước khi gói. Nhân bánh tét được làm từ  đỗ xanh, thịt lợn... Đỗ xanh chọn loại hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Thịt lợn chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon. Không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối, tiêu, hành củ thái lát cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.

Nhớ nồi bánh tét đêm giao thừa
Dùng lá dong hoặc lá chuối để gói bánh. Ảnh: D.L.

Khi tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị xong, được bày ra giữa nhà và chuẩn bị gói bánh. Lấy 4 lớp lá chuối trải dài và chồng lên nhau, đổ nếp dọc theo chiều dài của lá, tiếp đến cho đậu và thịt lợn lên, sau cùng đổ lên trên một lần nếp nữa. Gấp 2 mép lá chuối hai bên lại cho thành một đòn dài, bẻ gập một đầu lá chuối và dựng đứng đòn bánh tét lên. Dùng tay vỗ vào thân bánh để nếp bên trong lèn chặt vào nhau, gập đầu lá còn dư lại cho gọn, xé hai miếng lá chuối to bằng đầu bánh, xếp thành hình chữ thập trên đầu bánh và dùng lạt buộc lại. Sau đó dựng ngược đầu còn lại lên và làm tương tự.

Nhớ nồi bánh tét đêm giao thừa
Bánh được gói thành từng đòn dài với sợi lạt buộc bên ngoài rất đều và đẹp. Ảnh: D.L.

Bánh sau khi gói xong, dùng lạt buộc dọc theo thân bánh với những khoảng cách nhất định, trong quá trình buộc không nên buộc quá chặt hoặc quá lỏng. Nếu buộc lỏng quá, khi nấu bánh nước sẽ vào bên trong làm bánh hư, nếu buộc chặt quá, nếp sẽ không chín được, bánh bị sống. Khi gói xong, lấy một chiếc nồi lớn, lót vào bên dưới một ít lá chuối, chất bánh vào, bên trên mặt để thêm vào miếng lá chuối nữa, đổ đầy nước và đem nấu. Trong quá trình nấu, nhớ canh lửa thật đều, lâu lâu mở nắp nồi, nếu nước rút xuống là phải múc nước châm thêm vào.

Khi bánh chín, vớt bánh ra và  treo cho ráo nước. Trong đêm giao thừa, bánh được sắp vào mâm để dâng cúng trời đất, tổ tiên vào phút giây giao hòa của ngày đầu năm đầy ước vọng. 

Hàn Linh

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Đổi món với nem lụi

Nem lụi là món ăn nổi tiếng của người Huế, được làm bằng cách quết thịt sống, xiên vào que tre rồi nướng trên than hồng. Nướng đến đâu ăn đến đó kèm với các loại rau thơm để thấy hết vị hấp dẫn của món ăn.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm