Nội dung

Mộc nhĩ (còn được gọi là nấm mèo đen hay nấm tai mèo) là một loại nông sản có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Nó được sử dụng làm thực phẩm chế biến nhiều món ăn ngon, truyền thống của người Việt. Dù vậy, nhiều bà nội trợ không biết rằng: chế biến mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, thận,…

Ths.BS Doãn Thị Tường Vi (Viện phó - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) sẽ đưa ra cách chế biến mộc nhĩ an toàn, tránh gây ngộ độc cho bà nội trợ.

Cách chế biến mộc nhĩ an toàn

Ths.Bs Tường Vi cho biết: “Ngoài công dụng làm thực phẩm, mộc nhĩ đen được dùng như 1 vị thuốc có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng đối với người thừa cân, béo phì”.

Mộc nhĩ sau khi thu hoạch thường được phơi khô để bảo quản. Do đó, khi sử dụng, mộc nhĩ cần được ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu. Theo Ths.Bs Tường Vi, mộc nhĩ là loại thực phẩm an toàn vì mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

 Nguy cơ rước bệnh từ thói quen ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước

Mộc nhĩ ngâm quá lâu trong nước sẽ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm  (ảnh minh họa)

Thông thường, mộc nhĩ chỉ cần ngâm trong nước lạnh từ 15-30 phút trước khi chế biến. Bên cạnh đó, nguồn nước sử dụng để ngâm thực phẩm khô phải là nước sạch. Phát hiện mộc nhĩ đã có mùi, lên mốc cần phải dứt khoát vứt bỏ.

Mộc nhĩ kỵ thực phẩm có tính hàn

Mộc nhĩ có thể dùng vào nhiều món ăn. Tuy nhiên, mộc nhĩ không nên kết hợp với thực phẩm có tính hàn như cua, ốc, thịt trâu, mướp,… và củ cải. Sử dụng mộc nhĩ với các loại thực phẩm trên rất dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, khi chọn lựa và chế biến mộc nhĩ, người tiêu dùng cần chú ý tới những vấn đề sau:

- Không nên mua mộc nhĩ khác lạ, tránh nhầm lẫn với nấm độc.

 Nguy cơ rước bệnh từ thói quen ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước

Không nên mua mộc nhĩ khác lạ, tránh nhầm lẫn với nấm độc (ảnh minh họa)

- Không ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến vì chúng sẽ bị nhũn, dính, khó bảo quản, cất giữ. “Tốt nhất, chị em nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh. Trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại độc tố và chỉ được loại bỏ sau khi ngâm nước lạnh trong thời gian từ 15-10 phút”, Ths.Bs Tường Vi khuyến cáo.

- Khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng.

- Tuyệt đối không sử dụng mộc nhĩ tươi. Chúng rất dễ chứa độc tố gây dị ứng, phù nề,…

- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên ăn mộc nhĩ.

Nguy cơ rước bệnh từ thói quen ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm