Mới đây, các trang tin tại Trung Quốc đưa tin về câu chuyện một bà mẹ vô cùng lo lắng vì thấy ngực con gái có dấu hiệu phát triển, lồi lõm, sờ vào có cục u nhưng con gái chị mới được 5 tháng tuổi. Người mẹ này cho rằng con dậy thì sớm, lo lắng sức khỏe con gặp vấn đề nên lập tức đưa con đến bác sĩ khám. Nhưng bác sĩ lại bảo, thực chất đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở em bé sơ sinh vài tháng tuổi đầu tiên. Mẹ không cần quá hoang mang, ngược lại điều này còn tốt cho con.
Theo các chuyên gia, bác sĩ, chứng vú to ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Đây cũng là một trong những đặc điểm thường gặp ở nhiều em bé mới chào đời. Để chăm sóc tốt cho con, bố mẹ nên có một lượng kiến thức nhất định về vấn đề này, tránh sự hoang mang, lo lắng thái quá ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ của mình.
Vì sao trẻ sơ sinh phát triển ngực sớm?
Hiện tượng trẻ sơ sinh phát triển ngực sớm, đề cập đến sự gia tăng estrogen ở trẻ nhỏ, biểu hiện tương tự như tuổi dậy thì và dễ bị nhầm với dậy thì sớm. Lúc này, các bé gái hoặc bé trai có bộ ngực nhô ra bất thường, cảm giác như hạt nhân.
Tuy nhiên điều này là bình thường, chúng lành tính và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Các bác sĩ giải thích rằng, sở dĩ ngực của trẻ phát triển là vì bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố của mẹ, khi ở trong bụng mẹ thì trẻ đã có sự tiếp xúc với các hormone. Chúng khiến ngực mẹ to lên, đồng thời cũng có thể tác động tương tự đến ngực của em bé.
Sau một thời gian, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu thiết lập nhịp điệu hormone của chính mình, giảm bớt ảnh hưởng của hormone mẹ lên cơ thể, em bé sẽ dần trở lại bình thường. Nhưng độ dài của thời gian ảnh hưởng rất nhiều đến giới tính của em bé. Thông thường, bé gái sẽ kéo dài hiện tượng này hơn so với bé trai, bởi vì sự khác nhau của nội tiết tố và tuyến sinh dục.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH) được sản sinh trong giai đoạn dậy thì có lợi cho sự phát triển của cơ quan sinh dục, và là yếu tố quyết định đến khả năng sinh tinh của người trưởng thành. Nếu khiếm khuyết xảy ra ở trẻ sơ sinh, nó có thể dẫn đến không đủ tinh trùng khi trưởng thành. Nếu không có những thay đổi nội tiết tố này thì khả năng cao trẻ sẽ mắc các bệnh lý.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, bố mẹ nên theo dõi quá trình phát triển của trẻ về sau. Bởi vì thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm. Việc trẻ dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ như hạn chế chiều cao, rối loạn tâm sinh lý hoặc trẻ đang mắc các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên, để tránh hiện tượng trẻ dậy thì sớm, các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ 3 nguyên tắc sau.
3 nguyên tắc giúp trẻ tránh tình trạng dậy thì sớm
Thiết lập lối sống lành mạnh
Ảnh hưởng từ môi trường sống và thói quen sinh hoạt của trẻ hằng ngày, quyết định rất lớn đến sự phát triển cơ thể trẻ. Bố mẹ cần tạo dựng cho trẻ một môi trường lý tưởng để trẻ tăng cường vận động, tham gia các hoạt động xã hội ngoài trời. Chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn là một cách hiệu quả để trẻ tiêu hao năng lượng, giảm tình trạng chất béo tích tụ, kéo theo sự giảm thấp mức độ hormone trong cơ thể trẻ.
Chế độ ăn uống cũng cần được thiết lập cân bằng. Trẻ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tuy nhiên tránh tình trạng cơ thể nạp quá nhiều dưỡng chất, điều này dễ khiến trẻ dậy thì sớm. Thay vì ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, nhiều đạm thì bố mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn rau củ quả, bổ sung vitamin D và canxi,... sẽ là những lựa chọn tốt hơn cho cơ thể trẻ.
Bên cạnh chế độ ăn uống, giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng. Nếu muốn tuyến yên phát triển tốt và tiết ra lượng hormone đủ cho sự tăng trưởng của cơ thể, trẻ phải đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và giấc ngủ đảm bảo chất lượng nhất.
Trẻ nên được tăng cường các hoạt động xã hội ngoài trời, để rèn luyện một tinh thần và thể chất lành mạnh.
Bổ sung thuốc bổ hợp lý
Thực tế, thuốc bổ là một nhân tố bổ trợ rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Nhưng nếu bố mẹ lạm dụng quá mức, nó sẽ sinh ra tác dụng phụ đối với trẻ.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo bố mẹ đừng tùy tiện bổ sung thuốc bổ cho trẻ, mà nên nhờ sự tham vấn từ những chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ nào.
Các thuốc nội tiết, thực phẩm chức năng có thể chứa Estrogen hoặc Testosterone cần được hạn chế để trẻ uống, thay vào đó trẻ nên ăn nhiều rau củ quả và ưu tiên bổ sung Omega thực vật. Đặc biệt Omega-3 và Omega-6 là các chất béo tốt cho sự hình thành cấu trúc não bộ, đồng thời giúp cân bằng năng lượng và dinh dưỡng trong cơ thể trẻ.
Bố mẹ đừng tùy tiện bổ sung chất bổ cho trẻ, nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến trẻ dễ dậy thì sớm.
Giảm căng thẳng, áp lực
Không chỉ người lớn mới có áp lực, trẻ nhỏ cũng sẽ gặp nhiều áp lực, căng thẳng khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề học tập. Khi trẻ áp lực, phương pháp mà trẻ thường tìm đến để giải phóng bản thân là ăn, và không ngừng ăn uống một cách vô tội vạ.
Những loại thực phẩm giàu đường như nước ngọt, bánh ngọt, các loại đồ ngọt khác, các thực phẩm mát mát sẽ là lựa chọn hoàn hảo để trẻ giải tỏa căng thẳng, stress. Tuy nhiên, ăn nhiều đường trẻ sẽ dễ bị béo phì, dẫn đến tình trạng dậy thì sớm. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng, áp lực có thể cho phép estrogen và testosterone tiết ra và cơ thể bắt đầu phát triển.
Khi trẻ rơi vào trạng thái áp lực, căng thẳng thời gian dài, estrogen và testosterone sẽ được giải phóng và cho phép cơ thể bắt đầu phát triển.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet