Kim chi là món ăn truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc nhưng được người dân nhiều nước yêu thích, trong đó có Việt Nam. Chị em nội trợ luôn lùng tìm các công thức kim chi chuẩn Hàn để chế biến cho cả nhà thưởng thức.
Tuy nhiên, dù là học được công thức chuẩn Hàn Quốc, chị em cũng cần nắm được những mẹo đơn giản này trong lúc làm, đảm bảo kim chi vừa thơm ngon, vừa giòn, hương vị vô cùng hấp dẫn. Sự thành công này không biết chừng còn có thể giúp chị em mở được tiệm bán kim chi nho nhỏ.
Chọn cải thảo
Việc chọn cải thảo để làm kim chi cũng rất quan trọng, vì không phải bất cứ cây cải thảo nào làm kim chi cũng ngon như nhau. Chị em nên chọn những cây cải thảo còn tươi, to đều, trọng lượng khoảng 1.5 - 2kg/1 cây. Lá cải thảo phải mỏng, xanh. Lá dày thì lâu ngấm sốt, quá trình ủ và ép muối cần mất nhiều thời gian hơn. Khi phết sốt vào cải rồi lá dày quá dẫn đến việc không ngấm kịp gia vị, không ngon.
Làm kim chi, chị em nên chọn những cây cải thảo còn tươi, to đều, trọng lượng khoảng 1.5 - 2kg/1 cây (Ảnh: Internet)
Phơi héo cải thảo
Nhiều người làm kim chi thường đem kim chi mới mua về rồi chế biến luôn nhưng nên hơi héo một chút. Vì phơi như vậy kim chi sẽ tạo được độ giòn. Trước khi ủ muối, chị em bổ đôi hoặc 3 ra rồi phơi héo. Mùa hè có nắng thì phơi khoảng 2 - 3 tiếng còn mùa đông hoặc những ngày không có nắng thì phơi lâu hơn tầm 6 giờ. Khi nào sờ vào lá cải thảo thấy mềm đi thì được.
Nguyên liệu, gia vị muối kim chi cải thảo
Chị em lưu ý, thông thường, nguyên liệu để muối kèm kim chi cải thảo sẽ có cà rốt, củ cải, hành lá, hẹ, gừng, tỏi, 1 quả; lê, bột nếp, nước, vừng.
Còn gia vị sẽ có bột ớt Hàn Quốc, muối hạt, muối tinh, đường, nước mắm ngon, tôm ướp muối (mua ở các cửa hàng bán nguyên liệu Hàn Quốc).
Ngoài ra, kim chi chuẩn của người Hàn Quốc khá cay, do đó, nếu học công thức làm của người Hàn, chị em nên điều chỉnh vị cay cho hợp với khẩu vị của gia đình mình.
Chị em nên điều chỉnh lượng bột ớt cho vào hỗn hợp gia vị muối kim chi sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình
Ướp muối
Việc sát muối vào cải thảo rất quan trọng, vì khâu này quyết định phần lớn về độ giòn của cải thảo. Lưu ý khi sát muối, sát nhiều ở phân thân trắng, còn phần lá xanh mỏng nên chỉ rắc ít muối.
Sau đó lấy 1 cái chậu sạch xếp cải thảo vào đó, tiếp tục đổ 1 xô nước vào cho cải thảo ngập trong nước muối, lấy 1 cái thớt gỗ nặng đè lên trên khoảng 5 tiếng đến khi cải chín mềm. Sau đó bỏ cải thảo ra rửa nước sạch 3 đến 4 để không còn vị mặn của muối. Vớt ra để ráo nước trong 1 cái rổ để chuẩn bị phết hỗn hợp gia vị muối kim chi là được. Lưu ý, nếu làm ít cải thảo, thời gian ngâm cải thảo chỉ cần khoảng 2 tiếng.
Bảo quản
Sau 1 tuần muối thì kim chi bắt đầu chua và lên men, chúng ta có thể ăn hoặc làm canh kim chi hoặc lẩu kim chi hay chế biến cùng các món khác mà bạn thích
Kim chi sau khi hoàn thiện, cho vào hộp kín hoặc lọ thủy tinh hay các túi buộc kín. Để cho nhanh lên men, bạn nên để ở nhiệt độ phòng 1-2 ngày, tùy thời tiết rồi mới cho vào tủ lạnh bảo quản được 1 tuần. Sau 1 tuần thì kim chi bắt đầu chua và lên men, chúng ta có thể ăn hoặc làm canh kim chi hoặc lẩu kim chi hay chế biến cùng các món khác mà bạn thích.
Xem thêm các mẹo nấu ăn hay:
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet