Nội dung

Tôi còn nhớ khi mình cách ngày dự sinh tầm khoảng 5 tuần, đã có rất nhiều lời khuyên từ những chị em đi trước nhắn nhủ với tôi rằng “Hãy ngủ đi. Việc cần tận hưởng nhất bây giờ là đi ngủ”. Đương nhiên tôi biết, sinh con rồi thì sẽ phải thức đêm chăm con. Đặc biệt là với những mẹ xác định cho con bú 100% như tôi, khó tránh! Tuy nhiên, với “kinh nghiệm”  trắng đêm làm việc và lướt web của mình, tôi không tin rằng tôi lại không thể thức đêm chăm con. Vậy mà hóa ra, mọi thứ không “êm đềm” như tôi tưởng.

Nhím - Con gái tôi có vẻ mới sinh đã “bướng”. Ban ngày Nhím ăn và ngủ rất ngoan. Vậy nhưng cứ đến 9h tối là con chơi một mạch đến 5,6 giờ sáng mới chịu ngủ. Mới chỉ 2,3 đêm trắng chăm con, vợ chồng tôi như đã “hóa điên”. Tôi lao vào đọc đủ các loại sách, tài liệu trên mạng về cách làm thế nào để ru con ngủ. Chồng tôi thì “tha lôi” về cơ man lỉnh kỉnh những là đèn nhạc ru ngủ, cá ngựa ru ngủ, nôi rung ru ngủ rồi cả sữa tắm giúp bé ngủ ngon. Vậy nhưng tất cả đều chẳng hề có chút tác dụng. Tôi đương nhiên không từ bỏ. Tôi biết cũng không có ông bố bà mẹ nào từ bỏ cuộc chiến ru con ngủ mỗi đêm. Tôi và chồng quyết định đưa con đi khám. Thiếu canxi, thiếu vitamin D, đói, hay bị làm sao, dứt khoát tôi phải tìm ra “bệnh” của con gái mình.

Bài liên quan: 

Bác sĩ nhi cũng chẳng hề biết vì sao con gái tôi lại như vậy. “Qua tháng đầu là nó sẽ ngoan thôi!” – Bác sĩ an ủi vợ chồng tôi. Vậy nhưng, đầy 1 tháng rồi đầy 2 tháng, mỗi một cái ngày đầy tháng trôi qua, Nhím vẫn cứ khăng khăng giữ lịch sinh hoạt “châu Âu” của mình. Nếu không thức một mạch, một đêm con cũng vẫn phải dậy 3 lần, đòi ăn, đòi chơi, đòi mẹ bế. Có những đêm ôm con cố dỗ Nhím ngủ, mẹ khóc, con khóc đến nỗi chồng còn tưởng tôi đã “phát điên”. Chúng tôi thậm chí đã có những lúc tranh cãi nảy lửa chỉ vì “cứ để nó khóc” hay “bế nó lên đi”. Mọi người đều nhìn vợ chồng tôi bằng con mắt “thương cảm” rồi thi nhau mách nước:

 “Lúc tối đừng cho con ngủ. Như vậy thì đêm mới ngủ ngon một mạch.”

“Phải cho con ngủ vài giấc ngắn lúc 8, 9 giờ tối. Như vậy thì đêm mới không mệt quá. Nếu đã quá mệt vì thiếu ngủ,  trẻ sẽ cáu gắt và không ngủ nữa.”

“Cứ mặc kệ con khóc, mệt sẽ tự ngủ.”

“Đừng bao giờ để con khóc mà không bế. Nó sẽ càng khóc to.”

“Để con ngủ cùng giường với mình cho tiện.”

“Đừng bao giờ để con ngủ cùng giường. Bện hơi mẹ sẽ khó cai lắm.”

“Vỗ lưng cho con ngủ ngon.”

“Đừng vỗ lưng, nó sẽ quen và không chịu ngủ nếu không được vỗ.”

“Bế ru một lúc là ngủ.”

“Đừng bế ru nếu không muốn phải suốt ngày bế con.”

“Cho con bú một lúc là sẽ ngủ.”

“Đừng cho con bú đêm, đêm nó sẽ quen thói mà dậy đòi ăn.”

Rồi còn nhiều nữa những lời khuyên và phương pháp.. nhưng tất cả đều chẳng tác dụng gì. Cuối cùng, vào ngày “đầy tháng” thứ 10 của Nhím, tôi quyết định “đầu hàng”.

Mẹ phát điên vì con thích thức đêm
Dù tôi có làm mọi cách, con vẫn không chịu ngủ đêm (ảnh minh họa)

Lạ lùng thay, kể từ khi tôi quyết định “chấp nhận số phận”, tôi bỗng thấy thanh thản và hạnh phúc lạ kì. Không phải vì thấy tôi “thua” mà Nhím chịu đi ngủ đúng giờ. Tuy nhiên, vì đã quen với lịch sinh hoạt của con, tôi quyết định phải “sống” theo Nhím. Tôi bắt đầu tranh thủ ngủ những lúc con ngủ và luôn sẵn sàng 1,2 quyển sách để chơi cùng con vào ban đêm. Cũng có những khi, Nhím ngủ ngon một giấc xuyên đêm. Cũng có những ngày tôi ngồi chơi với con lúc 3 giờ sáng. Thay vì ngủ nướng vùi mặt, tôi và Nhím lại được cùng nhau đón những ánh nắng sớm mai đầu tiên. Vào những khi nhà nhà chìm trong giấc ngủ, có khi tại ngôi nhà nhỏ của tôi, Nhím vẫn đang bật cười khanh khách với những trò chơi của bố mẹ. Tôi không cho việc người lớn tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt đúng giờ là sai. Tuy nhiên, ta nên chấp nhận một thực tế là: Không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau. 

Tôi viết bài viết này lúc 2 giờ sáng, khi Nhím vẫn đang mải miết tập bò quanh nhà. Xin gửi đến những chị em đang thức khuya chăm con cùng với tôi, lời chia sẻ, tâm sự để chúng ta cùng có thêm động lực nuôi con khỏe, dạy con ngoan. 

Tâm sự của độc giả ở địa chỉ mail nguyen_thu....@.................

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Chăm bé táo bón giỏi như bác sĩ

Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê, có khoảng 10% trẻ em bị táo bón, trong đó có khoảng 30% trường hợp cần có sự can thiệp của bác sĩ....

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

“Một tuổi, Bella đã biết đọc...”

Là người lặn lội sang tận đất nước Israel xa xôi để đưa kinh nghiệm nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái về Việt Nam, chuyên gia giáo dục sớm Lại Thị Hải Lý (Sáng lập Tập đoàn Giáo dục...

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Mắc tay chân miệng: Bác sĩ nói gì?

Độc giả Thùy Dương tâm sự về những lo lắng khi con bị tay chân miệng: 'Kem nhà em mấy hôm nay đột nhiên xuất hiện rất nhiều nốt đỏ ở chân và tay. Có nốt sần, có nốt lại nổi mụn nước....

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm