Nội dung

Độc giả Thùy Dương tâm sự về những lo lắng khi con bị tay chân miệng: 'Kem nhà em mấy hôm nay đột nhiên xuất hiện rất nhiều nốt đỏ ở chân và tay. Có nốt sần, có nốt lại nổi mụn nước. Vì chủ quan nghĩ rằng chỉ cần bôi kem da là đủ nên vợ chồng em cũng không đưa Kem đi khám. Tuy nhiên, khác với mọi lần, lần này dù đã kiên trì bôi kem đến ngày thứ 5 nhưng những vết đỏ chẳng có dấu hiệu thuyên giảm. Sau đi khám mới phát hiện bị tay, chân, miệng".

Bài liên quan: 

Thấy Kem bị nổi nốt, chị dâu hét ầm lên rồi ngay lập tức xua con tránh xa Kem nhà em như tránh "ghẻ". Người chị dâu mắng rằng: "Làm mẹ gì mà ở bẩn, để con gái nó bị chân tay miệng loét hết cả người. Còn không mau đưa đi khám. Đẻ con gái như thế có xấu hổ không?".

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng khoa nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1), nguyên nhân gây bệnh không phải hoàn toàn do ở bẩn, căn nguyên là do virus ở hệ tiêu hóa. Loại virus này có tính lây lan cao trong môi trường nên những bé sống trong gia đình được giữ vệ sinh tương đối tốt vẫn có thể mắc phải. Vì những bé bị bệnh tay, chân, miệng ít có triệu chứng ban đầu nên dễ phát tán virus ra môi trường. Virus từ môi trường qua bàn tay của người lớn và trẻ con hoặc đồ chơi để vào cơ thể gây bệnh.

Bác sĩ Khanh cho biết: “Ban đầu trẻ có những nốt mọng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, chân nhưng nhiều gia đình không để ý hoặc chủ quan. Thường là đến khi có những nốt ở miệng, lở miệng do bóng nước vỡ ra gây đau và sốt cao thì mới biết là trẻ bị tay, chân, miệng”.

Khi trẻ bị mắc bệnh tay, chân, miệng cần có quá trình theo dõi kỹ lưỡng để đưa đến bệnh viện kịp thời. “Nếu trẻ sốt cao từ 2 ngày trở lên, bị giật mình khi ngủ, đi loạng choạng, chân tay yếu, run chi...cần đưa đến bác sĩ để thăm khám và cấp cứu”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Mắc tay chân miệng bác sĩ nói gì
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng tay chân miệng (ảnh minh họa)

Với bệnh chân, tay, miệng nếu khi có biến chứng mà không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, trường hợp nặng có thể để lại di chứng ở não. Nếu không có tình trạng sốt cao hay các biến chứng thì thường từ 7-10 ngày sẽ khỏi. Đa số trẻ bị bệnh là dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi.

Cũng theo bác sĩ Khanh, vấn đề quan trọng nhất khi trẻ bị mắc chân, tay, miệng là ở miệng có thể bị lở do bóng nước trong miệng vỡ ra gây đau làm cho trẻ ăn được. Do vậy, phụ huynh phải làm sao để trẻ giảm đau và cho được thức ăn vào cơ thể.

“Có thể chia bữa ăn nhỏ ra, ăn nhiều lần, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Tránh thức ăn nóng, cay gây đau”, bác sĩ Khanh khuyên.

Một số bác sĩ khác đưa ra lời khuyên, bệnh lây chủ yếu do tiếp xúc với dịch tiết từ miệng, phân, nước bọt của trẻ bệnh và có thể phát tán qua đường hô hấp khi trẻ bị bệnh ho. Cho nên, phụ huynh vẫn cần giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng hàng ngày. Ngoài ra, vệ sinh sàn nhà, đồ chơi thường xuyên.

Khi trẻ bị mắc bệnh tay, chân, miệng cần sự tư vấn kỹ từ bác sĩ chuyên khoa để có cách xử trí kịp thời, không nên tự tiện dùng thuốc.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Mẹ bật điều hòa cho mát là ích kỷ?

Em mới sinh con được có mấy ngày, bà đẻ nên máu nóng quá! Lúc trước dự sinh, em biết mình sẽ sinh tháng 10, những tưởng thời tiết hết hè là mát mẻ. Vậy mà thời tiết vẫn còn nóng quá,...

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Mạc Anh Thư: Gia đình là số 1

Thư đến chỗ hẹn cùng mẹ và con gái, chọn cho hai bà cháu một chỗ ngồi yên tĩnh trong quán, pha một bình sữa cho em bé xong, chúng tôi mới bắt đầu cuộc trò chuyện… - Sau một thời gian làm...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm