Nội dung

Chọn địa điểm tập chạy xe cho bé

Khi cho trẻ tập xe bạn cần tránh tuyệt đối những nơi đông xe cộ qua lại, bạn cũng nên dạy bé tuyệt đối không được lao xe từ trong nhà ra ngoài đường. Việc không chú ý quan sát sẽ gây ra những tai nạn rất đáng tiếc.

Những nơi có bề mặt gồ ghề cũng rất nguy hiểm, tay lái của các bé còn rất yếu, dễ bị té ngã. Công viên, sân tập thể thao…sẽ là nơi lý tưởng để con bạn chạy xe, thử vòng trái, vòng phải. Cần để chú ý đến các bé khi bé tập điều khiển chiếc xe của mình.
Lưu ý khi cho trẻ tập xe đạp sau vụ bé trai vỡ tụy vì ngã xe
 Chọn mặt đường phẳng làm địa điểm tập xe cho bé

 

Chọn những nơi rộng rãi cho trẻ tập xe. Khi bé chạy xe, bạn nên trang bị cho con mũ bảo hiểm, các đồ bảo hộ tay, chân để đảm bảo bé luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

Lưu ý khi cho trẻ tập xe đạp sau vụ bé trai vỡ tụy vì ngã xe
 Nên chọn đồ bảo hộ cho bé khi tập xe đạp

Chú ý đến độ tuổi tập chạy xe đạp

Điều khiển được một chiếc xe đạp giúp trẻ em luôn cảm thấy rất thích thú. Tuy nhiên, bạn cũng cần đợi bé khoảng 3 tuổi trở lên mới cho bé tập chạy xe. Ban đầu chỉ là những chiếc xe đạp 3-4 bánh dành cho trẻ em. Cho trẻ ngồi lên yên và dùng hai chân di chuyển xe, cách tập này giúp trẻ làm quen với tay lái, tập các đường vòng. Sau khi trẻ thành thạo, bạn có thể đổi qua những chiếc xe ba bánh, rồi hai bánh có thêm bánh an toàn phía sau. Khi trẻ lớn từ 5 tuổi bạn mới nên gỡ các loại bánh an toàn này ra.

Lưu ý khi cho trẻ tập xe đạp sau vụ bé trai vỡ tụy vì ngã xe
 Chọn xe đạp khuyết bàn chân cho bé 2,5 tuổi

Về loại xe

Xe đạp trẻ em cũng rất phong phú, tùy vào tính cách của trẻ mà bạn cho trẻ tự lựa chọn về màu sắc và kiểu dáng, nhưng điều quan trọng nhất là khung xe phải chắc chắn, phần bánh xe phải phù hợp với khung, không quá lớn hoặc quá bé. Nhiều phụ huynh hay có tâm lý tiếc tiền nên chọn mua xe đạp loại lớn hơn so với tầm vóc của bé và như vậy là rất có hại cho trẻ. 
Khi mua bạn cũng cần kiểm tra khoảng cách từ yên tới đất có vừa vặn để chỉnh cho hợp lý, đảm bảo rằng bé chống được chân xuống đất khi ngồi trên yên xe. Tránh để bé kiễng chân khi đạp xe, rất có hại cho khớp xương của trẻ. Bé cũng cần phải thoải mái khi điều khiển xe nên khoảng cach từ yên tới tay lái phải phù hợp với từng trẻ.
Lưu ý khi cho trẻ tập xe đạp sau vụ bé trai vỡ tụy vì ngã xe
 Phụ huynh cần chú khi cho bé tập xe đạp

Lời khuyên của chuyên gia

Theo Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình và Phẫu thuật Bàn tay, Bệnh viện FV: Trẻ dưới 5 tuổi chỉ nên đi xe đạp đồ chơi 3 bánh. Với trẻ 5 tuổi trở lên có thể bắt đầu tập chạy xe đạp với 2 bánh phụ hai bên vì bé đã có thể đi tốt và giữ thăng bằng khi đạp xe. Tuổi này dễ bị tai nạn nhất vì bé chưa nhận thức đầy đủ nguy hiểm trên đường.

Phụ huynh nên lựa chọn kích thước phù hợp cho bé. Để bé ngồi trên yên xe phải chống chân được cả hai bàn chân xuống đất. Xe cao quá tầm của bé sẽ dễ gây tai nạn và ko tốt cho sự phát triển xương khớp của bé ( khi bé phải chạy niểng chân, nhón chân...)

Phải mang đồ bảo hộ đầy đủ cho bé: nón bảo hộ đúng, băng gối, bao tay ... Vì bé dễ bị té ngã khi tập xe : đập đầu xuống đất, xây xát da gối, bàn tay...

Khi bị xây xát đầu gối: Phụ huynh nên rửa vết thương cho bé dưới nước máy sạch với xà phòng tắm. Rữa vết thương bằng nước muối sinh lý Nacl 9 0/00 pha loãng với Povidine. Sau đó bôi cream chống nhiễm trùng và giúp đỡ dính vết thương vào băng gạc như: pomade tetra...cream có nitrate bạc như Biafine, silvirin... Băng vết thương với vải sạch để tránh nhiễm trùng

Nếu vết thương sâu, dính đất cát dơ nên đưa đến bệnh viện để được xử lí vết thương đúng, uống kháng sinh, tiêm ngừa uốn ván, thuốc giảm đau...

Hải Nam

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Sai lầm hay mắc phải khi nấu ăn cho bé

Đôi khi mẹ tốn rất nhiều công sức, tiền của nhưng trẻ vẫn còm nhom như mèo hen. Bác sĩ Hoàng Thị Thanh Thủy, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. HCM nêu ra một số sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc khi chăm con.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Cảnh giác với viêm dạ dày ở trẻ em

Các bậc phụ huynh thường không nghĩ rằng bé nhà mình bị bệnh này vì cho rằng nó chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, sự thật là trẻ cũng như người lớn, có thể bị vi trùng Helicobacter pylori tấn công, gây viêm loét dạ dày.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm