Mỗi dịp Tết đến xuân về, chị em phụ nữ lại đầy ắp những lo toan bộn bề công việc, không chỉ lo việc cơ quan mà còn phải lo việc bếp núc nhà cửa. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình lựa chọn việc đi chơi ngày Tết thay vì ở nhà vùi đầu vào phòng bếp hoặc ngủ bù. Tuy nhiên cũng có không ít người phụ nữ coi ngày Tết là dịp để thể hiện tài tề gia nội trợ, đi học nấu những món ngon cho mâm cỗ ngày Tết thêm trọn vẹn ý nghĩa đoàn viên.
Khóa học món ăn truyền thống hút học viên
Giáp Tết chị em rục rịch rủ nhau tìm những khóa học nấu cỗ ngày Tết. Ai cũng muốn tự tay bày biện trong mâm cơm Tết những món ăn đẹp mắt, ngon miệng. Đến Trung tâm dạy nấu ăn Quả táo vàng (Hà Nội) mới chứng kiến hết sự hào hứng, sôi nổi trong không khí học tập của các chị.
Theo thầy Nguyễn Quang Trang, giảng viên dạy nấu ăn trong trung tâm cho biết, khoa học nấu cỗ ngày Tết sẽ có 4 buổi.
Trong 4 buổi này học viên sẽ được học cách nấu 12 món ăn mang hương vị truyền thống kết hợp với hiện đại như: xôi hoàng phố, nộm gà xé phay, giò xào, nem Hà Nội, bò tái me, lẩu gà bỗng rượu, gỏi cuốn thịt nướng… Một lớp học chỉ từ 5 đến 7 học viên. Sau mỗi khóa học các học viên lại quay quần cùng nhau thưởng thức những món ăn mà mình vừa thực hành.
Các học viên tại lớp học nấu ăn ngày Tết đang học cách nấu món lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn.
Những món ăn chủ đạo cho ngày Tết gồm có cá hầm, bánh chưng, gà hấp, canh măng… Đó là những món ăn mang đậm nét văn hóa ấm thực của người Việt. Bên cạnh những món ăn mang tính chất truyền thống còn có những món ăn giúp người ăn không bị ngán, lại thanh mát.
Thầy Trung đang hướng dẫn chị Mai Anh cách chiên phồng tôm giòn và ngon nhất
Mỗi món ăn ngày Tết đều mang một ý nghĩa riêng, ví dụ như bát canh bóng nhiều màu sắc phảng phất hương vị truyền thống hay món xôi gấc đỏ mang ý nghĩa may mắn đầu xuân. Nguyên liệu cho những món ăn ngày tết quan trọng nhất là phải tươi, đảm bảo chất lượng, không ôi thiu để đảm bảo sức khỏe, chất dinh dưỡng.
Bí quyết để nấu ăn ngon là nguyên liệu sạch và tươi
Việc học nấu ăn lợi thế hơn nhiều so với việc ăn tại nhà hàng bởi học nấu ăn giúp cho bản thân chủ động hơn lại sạch sẽ, an toàn, đảm bảo cho sức khỏe cả gia đình.
Mâm cỗ Tết: Không cầu kỳ nhưng đủ món
Chị Mai Anh, học viên trung tâm chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình tham gia nấu ăn và cảm thấy khóa học nấu cỗ ngày tết như thế này rất hữu ích bởi bên cạnh việc học được cách nấu ăn phục vụ cho mâm cỗ còn cảm thấy rất vui, ý nghĩa hơn.
Thực ra mình có thể học nấu ăn trên mạng, nhưng cũng không thể tỉ mỉ như đi học nấu ăn trực tiếp. Và đặc biệt là khó tìm ra được công thức phù hợp với bản thân. Các món ăn ở nhà hàng rất đa dạng, nhưng lại không đảm bảo bằng việc mình tự chế biến, tự tay lựa chọn thực phẩm”.
Học viên cẩn thận ghi chép các công thức nấu ăn
Chị Lan (Hà Nội) cũng là một trong những học viên tham gia khóa học nấu cỗ ngày tết từ ngày đầu lớp chiêu sinh. Chị cho biết: “Trong tất cả những món ăn mình học, món tâm đắc nhất là cá kho. Món này tương đối dễ làm mà lại dễ ăn nhất là những ngày đông lạnh”.
Chị nung nấu ý định đi học nấu ăn từ lâu nhưng lần này chị mới đăng ký đến trung tâm học. Học xong và về nhà nấu thử cho gia đình, ai cũng tấm tắc khen ngon. Sau khóa học nấu cỗ ngày Tết chị còn nhen nhóm thêm ý định học thêm những món cháo, súp để tặng cho gia đình trong ngày đông lạnh.
Thịt bò để nhúng ăn lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn.
Mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng đến hình thức, màu sắc. Cách bố trí trên bàn ăn không cần quá cầu kỳ nhưng số lượng món thường nhiều mà trong đó những món truyền thống như thịt đông, canh măng, dưa hành muối, thịt gà lá chanh… gần như phải có.
Bò sốt me sau khi được các học viên chế biến
Món ăn tại các vùng quê khác nhau, có sự khác nhau nhất định song đều hướng tới hương vị truyền thống dân tộc. Món ăn ngày tết không chỉ đảm bảo đời sống vật chất mà trên tất cả nó là biểu tượng cho đời sống tinh thần, đại diện cho tinh hoa văn hóa ẩm thực của người Việt.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet