Nội dung

22 năm qua, giữa Thủ đô Hà Nội náo nhiệt vẫn tồn tại lớp học đặc biệt với sĩ số khoảng 15 học sinh. Lớp học này đặc biệt không chỉ bởi người đứng lớp 84 tuổi mà học sinh là các em nhỏ kém thiệt thòi, khiếm thính, thiểu năng trí tuệ… Người giáo viên tận tụy ấy có tên Hồ Hương Nam (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội).

Bà Nam là con gái gốc Huế, sau khi tốt nghiệp tại trường Đồng Khánh năm 1954, bà ra Quảng Bình dạy học. Năm 1955, bà theo chồng tập kết ra Bắc và tiếp tục theo nghề giáo. Sau khi nghỉ hưu, nhớ lớp, nhớ học trò, bà quyết định mở lớp học tình thường, dạy dỗ cho trẻ em kém may mắn.

Nhớ lại quãng thời gian đầu khi đi gõ cửa từng nhà vận động phụ huynh cho các con đi học, bà Nam cho biết: “Đi vận động các bậc phụ huynh khó không khác vận động bà con dân tộc vùng cao cho con tới trường. Hầu hết họ đều nghi ngờ và cho rằng tôi già, bị lẩm cẩm. Bởi họ lo sợ, con cái họ ra ngoài sẽ bị… bắt nạt”, bà Nam chia sẻ.

Thế nhưng, trời không phụ lòng người khi một vài phụ huynh đồng ý cho con tới lớp. “Chỉ sau khoảng 1 tháng, các cháu từ chỗ sợ tiếp xúc với người lạ đã biết chào hỏi lễ phép bố mẹ. Nhiều bố mẹ khác tin tưởng, bắt đầu cho con theo học. Từ chỗ chỉ có 2 em, lớp học đầu tiên ấy đã tăng lên con số 15. Nhìn thấy con em mình biết đọc, biết viết; nhiều phụ huynh không cầm được nước mắt bởi họ không nghĩ sẽ có một ngày con của họ có thể giao tiếp được với người lạ”, bà Nam hồi tưởng lại.

Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ khuyết tật còn khó gấp nhiều lần. Với mỗi học sinh bà có phương pháp dạy khác nhau. “Lớp học của tôi có 2 trẻ khiếm thính; để giao tiếp, bước vào được thế giới của các em, tôi phải tìm tòi, học hỏi các kí hiệu dành cho người khiếm thính. Với trẻ tự kỉ, vừa phải ân cần; vừa phải nghiêm khắc…”, bà Nam cho biết.

Tiếng lành đồn xa, phụ huynh các nơi đã tin tưởng, gửi gắm con em theo học tại lớp của bà. Đến nay, bà đã mở được 30 lớp và số lượng lên tới hàng trăm học sinh. “Nhiều em sau khi học tập tại đây đã xây dựng gia đình. Kiếm được việc làm. Bản thân tôi ban đầu chỉ nghĩ đơn giản là dạy các em biết chữ để không thua thiệt với bạn bè. Giờ các em không phải phụ thuộc vào bố mẹ, lại còn kiếm được tiền nuôi bản thân, chỉ cần nghĩ tới đây thôi, đúng là không có gì hạnh phúc bằng. Ông trời không lấy hết của bao giờ”, bà Nam nói.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Từ năm 1993 đến nay, bà Nam luôn gắn bó với lớp học tình thương, cùng các cô cậu học trò đặc biệt.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Lớp học đặc biệt này dành cho các trẻ em kém may mắn.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Những cô cậu học trò trong lớp học của bà có độ tuổi từ 10 - 34.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Em Đỗ Kim Thúy (bị liệt nửa người) đã theo học tại lớp bà Nam được 17 năm. 

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Để giao tiếp được với các em, bà Nam thường xuyên học hỏi, tìm tòi các kĩ năng dạy cho trẻ khuyết tật, trẻ khiếm thính, trẻ tự kỉ.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Trong ảnh, bà Nam đang dạy một em nhỏ cách tập đếm.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Bà Nam đang nắn nót từng nét chữ cho một học sinh khuyết tật.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Tình yêu nghề, sự tâm huyết với học trò là những điều bà Nam luôn có trong suốt 22 năm qua.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Để học sinh có thể viết được nét chữ như thế này, bà Nam phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Ánh mắt ấm áp, bao dung của bà Nam khi nhìn học trò tiến bộ từng ngày.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Không chỉ học chữ, các em còn được học hát, học giao tiếp với người khác.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Vất vả là vậy nhưng chưa khi nào bà lấy một đồng học phí nào từ học trò.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Rất nhiều cơ quan, đoàn thể nhớ tới bà, nhớ tới lớp học tình thương ngày 20/11.

 Lớp học của bà giáo già và học sinh không bao giờ lớn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Nhọc nhằn chuyện mày râu đi nuôi dạy trẻ

Ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - vùng đất được xem là nghèo khó nhất của cả nước lại đang diễn ra một điều rất đặc biệt: Hàng chục thầy giáo đứng trước nguy cơ… ế vợ. Nguyên nhân đơn giản vì các thầy mê mải bám bản dạy hát, dạy chữ cho trẻ mầm non.

Xem thêm  

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm