Nội dung

Tôi đã làm đủ cách, từ giải thích cho con biết pô xe máy rất nóng, con đến gần có thể bỏng, đến quát mắng, dọa nạt, thậm chí lấy cả bật lửa bật lên, xòe lửa gí vào tay mà con cũng không sợ. Tôi cảm thấy bất lực rồi, nhờ chuyên gia tư vấn. (Như Thảo)

Làm sao để con biết sợ pô xe máy

Ảnh minh họa: Impactlab.net.

Trả lời:

Chào bạn,

Câu hỏi của bạn cũng là tình huống không ít phụ huynh gặp phải. Có lần, một người hàng xóm đã than thở với tôi là "hết cách", không biết làm sao cho con tránh xa cái pô xe máy. Và tôi đã thử áp dụng cách này:

Tôi sang nhà hàng xóm chơi đúng lúc anh chị vừa đi làm về và dựng chiếc xe máy ngay cửa. Như mọi hôm, cô con gái của họ xán lại chiếc xe, mặc cho bố mẹ xua tay, quát "tránh xa cái pô ra". Tôi chỉ vào con búp bê cô bé đang ôm bảo: "Hình như con yêu bạn này nhất phải không, cho bác mượn chút nhé". Cô bé đưa con búp bê cho tôi và tiếp tục tiến lại xe để nghịch.

Tôi làm như vô tình, chạm đùi búp bê vào pô xe, và kêu thất thanh "Thôi chết rồi, búp bê bị bỏng pô , đùi bỏng xém rồi", đồng thời làm vẻ mặt hoảng hốt, giơ món đồ chơi xém cháy, khét lẹt lên. Cô nhóc thảng thốt mếu máo "Bác ơi, làm thế nào đây". Lúc này, tôi tiếp tục nói bằng giọng lo lắng: "Nào Mun chạy vào lấy bông băng và thuốc ra đây để bôi cho em, nếu nặng phải đưa đi bác sĩ đấy". Cô bé răm rắp làm theo.

Vừa "sơ cứu" cho búp bê, tôi vừa hỏi: "Cháu thấy pô xe có nguy hiểm không?". Cô bé gật đầu. "Em búp bê chơi gần pô xe máy thì sao?", "Bỏng đấy, đau lắm". "Mun có đến gần và nghịch pô xe nữa không?", "Không đâu". "Vở kịch" đến đây kết thúc và từ đó, theo tôi biết, cô bé không bao giờ dám đến gần pô xe nữa.

Đây chỉ là một trong những cách để trẻ cảm nhận được rõ ràng sự nguy hiểm và tự biết tránh xa nguồn rủi ro đó. Vấn đề nào cũng có cách giải quyết, chỉ là bạn có tìm ra đúng cách không thôi. Và với mỗi trẻ, bố mẹ có thể sử dụng các cách khác nhau, tùy thuộc vào cá tính, đặc điểm của từng em. Tuy nhiên, trên hết, người lớn nên cố gắng để những vật có thể gây nguy hiểm ở xa tầm với của trẻ, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. 

Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh
Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng Giáo dục và Khảo thí, ĐH Sư phạm Hà Nội

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Cách nào giúp con bớt nhút nhát

Bé nhà em hơn 3 tuổi, tính rất kỳ như đi học thì không chịu vào lớp. Dù ba mẹ hay cô giáo có nói nhỏ nhẹ hay nặng lời thì bé cũng không vào, mặc dù đã đi học hơn một năm.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm