Nội dung

Tại Phú Thọ, một trong những địa phương có đặc sản lợn “cắp nách”, loại lợn này đang bị làm rởm để cung cấp cho Hà Nội.

Lợn "cắp nách", một số nơi gọi là lợn lửng, đặc sản chỉ có ở vùng cao Tây Bắc, do đồng bào dân tộc Dao, Thái, Mông... chăn nuôi theo tập quán thả rông, không dùng thức ăn công nghiệp. Trọng lượng lợn chỉ khoảng 10-15 kg, thịt chắc, thơm, nhiều nạc. Tương truyền lợn nhỏ, người dân thường đi chợ mua một đôi rồi cắp vào nách đưa về nhà nuôi thả vào rừng, nên có tên là lợn "cắp nách".  

Bà Hà ở thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phú Thọ, là một người nuôi lợn bán về Hà Nội dưới mác lợn "cắp nách". Bà nhanh nhảu giới thiệu: “Lợn 'cắp nách' nhà tôi nuôi nhiều lắm, còn bán lợn giống cho cả vùng này. Các nhà hàng ở Hà Nội cũng chuyên lấy hàng từ đây về”. Bà ra giá bán 100.000 đồng một kg, nếu tùy chọn thì là 110.000 đồng một kg.

Hai dãy chuồng lợn được bà Hà ngăn ra thành 5 ngăn, mỗi ngăn nuôi từ 5 đến 8 con. Người phụ nữ bảo: “Lợn 'cắp nách' chính tông đấy, thơm ngon lắm”. Giải thích tại sao lợn “cắp nách” lại nuôi tập trung vào một chỗ và cho ăn thức ăn công nghiệp như lợn thường, không nuôi hoang dã, bà chủ trại có vẻ biến sắc rồi giải thích: “Nuôi tập trung vì lợn mới cai sữa”.

Heo sữa siêu nạc đội lốt lợn cắp nách

Đàn lợn sữa được người nuôi tiếp thị là lợn "cắp nách". Ảnh: Kiến Thức.

Đi sâu vào trong, hai dãy chuồng nữa được che chắn bằng lều bạt và củi khô, nuôi 4 con lợn nái to khoảng trên dưới 100 kg. Trong đó có một chuồng lợn nái đang cho con bú. Đàn lợn con đang bú không khác gì đàn lợn “cắp nách” mà bà chủ đã “tiếp thị”. Đến lúc này bà Hà cười: “Nếu muốn mua lợn 'cắp nách' thật thì giá mắc hơn một chút, 150.000 đồng một kg và phải đợi 30 phút để vào làng bắt. Lợn nhà tôi nuôi ở đây chỉ nhập về cho các nhà hàng ở Hà Nội thôi”.

Theo lời bà Hà, lợn “cắp nách” mà nhà bà đang nuôi thực chất là lợn sữa. Đây là giống lợn siêu nạc, có lông màu đen và giống với lợn “cắp nách”. Vì thế, nếu mới nhìn vào rất khó phát hiện ra. Lợn siêu nạc con sau khi cai sữa được bà nuôi bằng thức ăn tăng trọng, sau một tháng thì có thể xuất được. Để lừa khách hàng, trước khi bán, bà cho lợn nhịn ăn 4-5 ngày. Khi đó lợn đang phổng phao sẽ bị sút cân đột ngột, mõm có vẻ dài ra so với cơ thể, da nhăn lại và lông dài ra, trông giống hệt lợn “cắp nách”.

Lợn “cắp nách” rởm này một phần được bà bán cho những du khách “gà mờ”, còn chủ yếu được các nhà hàng lớn Hà Nội đưa về để chế biến thành đặc sản phục vụ các thực khách với giá cao gấp nhiều lần thịt lợn bình thường.

Heo sữa siêu nạc đội lốt lợn cắp nách

Lợn mẹ đẻ ra đàn con được giới thiệu là lợn "cắp nách". Ảnh: Kiến Thức.

“Nuôi được một con 'cắp nách' thuần chủng đâu có dễ, nuôi cả năm may ra mới được 12 kg, mà mỗi năm cũng chỉ sinh có 2, thậm chí 1 lứa. Mỗi lứa 3-5 con. Đào ở đâu ra lắm đặc sản thịt lợn 'cắp nách' để bán thế. Hầu hết thịt lợn 'cắp nách' bày bán ở các nhà hàng cũng đều là lợn sữa siêu nạc này thôi. Mà ở đây hầu như nhà nào cũng nuôi như nhà tôi cả”, bà Hà cho biết.

Sau vườn nhà bà Hà đang nuôi một lợn "cắp nách" mẹ thật, trọng lượng chỉ chừng 12 kg cùng với 4 con lợn con (mỗi con khoảng 4 kg). Bà Hà cho biết đàn lợn này bà đã nuôi được hơn nửa năm nay. Giống lợn “cắp nách” thuần chủng giờ hiếm lắm, đàn lợn này nhà bà đang nhân giống, có trả tiền triệu cũng không bán. Cả huyện chỉ còn vài nhà là còn giống lợn này thôi.

Theo Kiến Thức

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Trị mề đay bằng lá khế

Bị nổi mề đay, hãy lấy lá khế tươi rang cho héo rồi xát lên vùng da bị ngứa. Tùy theo thể trạng mỗi người mà bệnh có thể sau từ 1 đến 2 lần thực hiện.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm