1. Phân biệt đào Trung Quốc và đào ta:
Đào đang vào vụ, tuy nhiên, đào rất dễ dập nát và mất nước trong quá trình vận chuyển, vì thế nhiều người bán thường ngâm loại quả này với axit citric công nghiệp để giữ được màu sắc hấp dẫn của quả đào và giúp chúng giữ được sự cứng, giòn không bị giập nát. Khi ăn phải đào có chứa loại hóa chất này, bạn có nguy cơ dị ứng, tổn hại thần kinh, ăn nhiều có thể gây ung thư.
Ngoài ra bạn cần phải có kỹ năng để phân biệt loại đào ta và đào Trung Quốc. Theo đó, cũng giống như mọi loại trái cây Trung Quốc, đào có mẫu mã đẹp, vỏ trơn láng mịn, không có lông, sáng bóng, có thể ăn được ngay mà không cần gọt vỏ, trong khi đó, đào ta thường có nhiều lông, khi ăn, bắt buộc phải rửa sạch và gọt vỏ.
Ngoài ra, về hình dáng quả đào Trung Quốc to, tròn, trong khi đào Sapa có hình dáng mỏ quạ, tức là phần đáy quả thường có chỗ nhọn lên và hơi khoằm. Hình dáng không bắt mắt, quả không cân đối, thường chỉ nhỏ, đường kính tầm 5-6 cm.
Đào Sapa có phần "mỏ quạ" dưới đáy quả.
Hình thức đẹp, nhưng trái với vẻ bên ngoài, mùi vị bên trong quả đào Trung Quốc thường nhạt nhẽo, chua và thường là mềm nhũn. Thêm vào đó, chúng thường không có mùi thơm. Còn đào Sapa có vị giòn, cắn đã miệng, có vị chua chua ngọt ngọt, đặc biệt là mùi thơm rất hấp dẫn. Nếu đào Trung Quốc bị ngâm tẩm hoá chất thì để được rất lâu, thậm chí là cả tháng để ngoài trời. Trong khi đó, đào Việt Nam chỉ có thể để được khoảng 3 ngày bên ngoài và 5-7 ngày nếu để trong tủ lạnh.
2. Nhận biết chôm chôm ngâm hóa chất
Mùa hè là thời điểm nở rộ của nhiều loại trái cây tươi ngon, trong đó có chôm chôm. Ít ai biết rằng, loại trái cây này rất giàu vitamin C, chứa các dưỡng chất tốt cho cơ thể như sắt, protein, đồng, kali…
Tuy nhiên, chôm chôm cũng là một trong những loại trái cây thường có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại 'đội lốt' hàng Việt. Chôm chôm ở nước ta không phải là hiếm, tuy nhiên nhờ ưu điểm mẫu mã đẹp, bảo quản lâu, giá thành rẻ mà chôm chôm Trung Quốc vẫn dễ dàng trà trộn vào thị trường trong nước.
Nhận biết chôm chôm ngâm hóa chất và chín tự nhiên
Chính vì vậy, để tránh mua phải chôm chôm ngâm hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc, chín ép bằng hóa chất, người tiêu dùng cần nắm rõ một số dấu hiệu nhận biết.
Vỏ: Nếu là chôm chôm bị chín ép, cành cây và lá vẫn tươi, trong khi vỏ chôm chôm, nhất là các gai nhỏ trông héo hon, không được tươi xanh như chín cây tự nhiên. Thông thường, chôm chôm chín trên cây, gai nhỏ vẫn còn tươi và khỏe, sau 2 - 3 ngày hái xuống không hề bị héo.
Cùi: Khi bạn tách đôi trái, nước bên trong sẽ chảy ra rất nhiều. Ngoài ra, lớp ruột bên trong bị vữa thì đó là chôm chôm chín ép. Bạn cũng không nên chọn những quả có cùi màu ố vàng vì đó là chôm chôm đã bị hỏng. Muốn chọn chôm chôm ngon, bạn chỉ nên chọn những quả có cùi dày và màu trắng đục, không có màu bất thường.
Mùi vị: Chôm chôm chín ép có vị nhạt, đôi khi bị chua. Còn chôm chôm chín tự nhiên thì có vị ngọt mát, thơm ngon.
Đặc trưng của quả chôm chôm đó là rất nhanh héo. Thông thường, chôm chôm sau khi cắt khỏi cây thì vài tiếng sau là đã héo rồi. Chôm chôm không tẩm thuốc có thể để từ 2-3 ngày sau vẫn chưa héo (đối với quả có râu khỏe và tươi xanh khi hái từ trên cây xuống). Còn chôm chôm bị phun thuốc sẽ chín rất nhanh nhưng cũng nhanh héo.
Bởi thế, khi mua chôm chôm, chú ý phần râu của quả. Nếu thấy cành lá vẫn tươi xanh nhưng râu trên quả lại nhàu nhĩ, héo thì đó là chôm chôm đã bị phun thuốc.
3. Cách phân biệt dưa lưới Việt Nam và dưa lưới Trung Quốc
* Dưa lưới Trung Quốc: Quả to, thường nặng 3 - 4 kg/quả, hình bầu dục, nặng trên 3kg, có các vết lưới màu trắng đan xen với nhau, hiện rõ trên vỏ dưa; cùi hơi mềm và ăn rất ngọt. Nếu dưa bị tiêm thêm các loại đường hóa học thêm ngọt hoặc hóa chất để giữ độ tươi lâu thì khi bổ dưa ra sau vài tiếng, ruột quả sẽ nhanh bị nhũn. Thời gian bảo quản lâu do sử dụng hóa chất bảo quản...
* Dưa lưới Việt Nam: Quả thường nhỏ, tròn, trọng lượng trung bình tầm 1 kg/quả, to nhất cũng chỉ 1,5 kg/quả; khi chín lưới chằng chịt hơn; cùi dày, ruột dưa màu cam, vị ngọt thanh, ăn giòn. Thời gian bảo quản ngắn...
Khi chọn dưa lưới, bạn nên xem phần cuống dưa. Cuống đã rụng một cách tự nhiên, gọn gàng tạo thành một chỗ lõm nông, hình tròn và trơn, rìa đường tròn có hình răng cưa thì dưa sẽ ngon. Dưa vàng còn cuống thường chưa đủ độ chín, ngọt. Bạn ấn nhẹ lên vỏ dưa, nếu thấy có đàn hồi nhưng không quá mềm là tốt. Còn nếu vỏ cứng thì dưa chưa chín. Dưa vàng có mùi thơm là dấu hiệu tốt nhất để nhận biết quả dưa đã chín. Khi nhìn vỏ dưa, không nên mua những quả dưa có vết thâm hay những đốm màu khác lạ vì đó là những chỗ hỏng, có thể đã lan vào phần ruột.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet