Nội dung

Cử nhân Hà Thị Kim Yến, Khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết khi bị ho cảm sổ mũi , nếu người lớn có thể tự tống đàm nhớt ra ngoài thì trẻ gặp nhiều khó khăn bởi bé không tự xoay sở được. Một trở ngại khác dễ khiến trẻ bị ngạt khi nhiều đàm nhớt là do trẻ nhỏ chỉ thở duy nhất bằng đường mũi mà không thể thở bằng miệng.

Ngoài chuyện khóc quấy, bú kém do bức bối, nghẹt đàm có thể gây tím tái, ngưng thở do đường thở của trẻ nhỏ và tính đàn hồi kém. "Chính vì thế, sự can thiệp sớm là cần thiết", bà Yến nói.

Tại khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, để giúp trẻ tránh nghẹt đàm, các bác sĩ đã thực hiện những kỹ thuật như sau:

Giúp đàm nhớt bớt, đặc bằng nước muối sinh lý:

Giúp trẻ thoát nghẹt đàm nhớt

Đàm nhớt rất mau ứ đọng và đặc dính. Đây chính là lý do khiến nó không thể tống ra ngoài và nước muối sinh lý sẽ làm giảm sự đặc dính này.

Bé nằm nghiêng, bơm nước mối sinh lý từ từ vào mũi bé. Hết mũi này đến mũi kia.

Không làm loãng đàm bằng các loại thuốc long - loãng đàm vì cơ chế của các loại thuốc này không phù hợp với kỹ thuật vật lý trị liệu.

Tống đàm nhớt ra ngoài mũi miệng:

Giúp trẻ thoát nghẹt đàm nhớt

Sau khi bơm nước muối sinh lý giúp đàm nhớt bớt đặc dính, vẫn để bé ở tư thế nằm nghiêng, nhà vật lý trị liệu dùng một tay bịt một mũi bé, tay còn lại bịt miệng để đàm nhớt có thể tống ra từ mũi còn lại. 

Cơ chế tống đàm dựa vào việc trẻ khóc từ lúc bị bơm nước muối sinh lý vào mũi. Trẻ có thể khóc do khó chịu, tuy nhiên bé càng khóc lớn thì sẽ giúp tống đàm hiệu quả hơn.

Với các cử nhân vật lý trị liệu, thao tác này phải thật khéo léo, vừa thực hiện vừa theo dõi tình trạng của bé nhằm tránh tình trạng ngạt do mũi và miệng bị bịt chặt.

Kỹ thuật “chặn gốc lưỡi” giúp đẩy đàm từ sau họng ra ngoài miệng:

Giúp trẻ thoát nghẹt đàm nhớt

Kỹ thuật này cần tính chuyên nghiệp cao, không nên thực hiện nếu không qua huấn luyện vì khả năng gây nguy cơ trào ngược và làm tổn thương lưỡi của trẻ.

Khi gia đình chưa có điều kiện đưa trẻ đến bệnh viện để được chuyên gia vật lý trị liệu xử trí , ba mẹ có thể tự làm ở nhà biện pháp bơm nước muối cho đàm bớt đặc, sau đó dùng boa hút (mua ở nhà thuốc) để hút đàm nhớt cho trẻ.

"Trong những trường hợp trẻ có biểu hiện ngạt do đàm nhớt, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị toàn diện bệnh lý hô hấp - nguyên nhân chính gây ra nạn ứ đọng đàm", bà Yến khuyên.

Thiên Chương

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Chọn mua quần áo thu đông cho bé

"Mấy hôm nay Hà Nội trở gió, chở con đi học mà thấy xót vì thiếu quần áo ấm nhẹ. Quấn thêm cho con cái khăn quanh cổ thì cháu vùng vằng bỏ ra, đành cho mặc tạm vài áo phông mỏng", chị Hà (Cầu Diễn, Hà Nội) nói.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Mẹ và bé cùng tập thể dục

Những bài thể dục đơn giản giúp săn chắc cơ, xương, rèn luyện kỹ năng giữ thăng bằng mà mẹ có thể tập cùng bé. Nhà vật lý trị liệu NgShinHuey lưu ý chỉ nên thực hiện với trẻ từ 4 tháng tuổi và tránh tập lúc bé vừa ăn no.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm