Nội dung

Hiểu lầm 1: Sờ vào người bé thấy nóng, chứng tỏ bé bị sốt

Sự thật là: Thân nhiệt trẻ có thể bị nóng vì nhiều lí do như do hoạt động mạnh, khóc, vừa ra khỏi chăn ấm hoặc vừa đi ngoài nắng về. Đây có thể coi như hiện tượng “tỏa nhiệt”, nhiệt độ da của bé sẽ quay trở lại bình thường trong vòng 10-20 phút. Tuy nhiên, 80% các bé tỏ ra mệt mỏi, ốm yếu và khi sờ vào người có cảm giác nóng là bị sốt thật. Cách chắc chắn để biết con mình có bị sốt hay không là dùng cặp nhiệt độ chứ không thể cảm nhận bằng cách sờ vào người bé.

Trẻ nhỏ được cho là bị sốt nếu:

Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38 độ C

Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8 độ C

Nhiệt độ ở nách cao hơn 37 độ C

Hiểu lầm 2: Tất cả các cơn sốt đều có hại cho trẻ

 giật mình với 10 hiểu lầm về sốt ở trẻ em

Sốt là triệu chứng, không phải là bệnh. Sốt là dấu hiệu khởi động của hệ miễn dịch trong cơ thể bé.  (Ảnh minh họa)

Sự thật là: Sốt là triệu chứng, không phải là bệnh. Sốt là dấu hiệu khởi động của hệ miễn dịch trong cơ thể bé. Sốt giúp cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn của vi khuẩn, vi rút nào đó. Những cơn sốt bình thường trong khoảng từ 37.8-40 độ C thường không gây nguy hiểm.

Hiểu lầm 3: Sốt trên 40 độ C là nguy hiểm và có thể gây ra tổn thương não.

Sự thật là: Sốt kèm nhiễm khuẩn không gây ra tổn thương não. Chỉ khi nhiệt độ cơ thể trên 42 độ C mới có thể gây ra tổn thương não mà trường hợp nhiệt độ cơ thể leo lên đến nhiệt độ này là cực kì hiếm. Trường hợp này thường chỉ xảy ra khi nhiệt độ không khí xung quanh quá cao, chẳng hạn như một em bé bị bỏ quên trong xe ô tô trong thời tiết nắng nóng cực điểm.

Hiểu lầm 4: Bất cứ ai bị sốt cũng kèm theo co giật

Sự thật là: Chỉ 4% trẻ em có co giật kèm theo sốt.

Hiểu lầm 5: Những cơn co giật đi kèm với sốt là có hại.

Sự thật là: Hiện tượng co giật trông có vẻ rất đáng sợ nhưng thường sẽ ngưng lại trong vòng 5 phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn nào, cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng hay làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng học tập, ngôn ngữ, tư duy ở trẻ. Các trường hợp co giật kéo dài 10 - 30 phút, bị nhiều cơn trong ngày hoặc hay tái phát mà KHÔNG kèm theo sốt thường có nguyên nhân nghiêm trọng, cha mẹ phải đưa bé đi khám để kịp thời xử lí.

Hiểu lầm 6: Tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị bằng thuốc hạ sốt

Sự thật là: Sốt chỉ cần được điều trị bằng thuốc khi nó gây ra khó chịu cho trẻ. Hầu hết các cơn sốt đều không gây khó chịu cho đến khi chúng lên tới 39 hoặc 39.5 độ C.

Để hạ sốt cho trẻ,  cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, lau mát hạ sốt, cho bé uống nhiều nước. Nếu trẻ cảm thấy lạnh hoặc run rẩy, hãy đắp cho trẻ một chiếc khăn mỏng. Đối với những trường hợp trẻ sốt trên 39 độ C, có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, điều này có ngoại lệ, đó là nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ được đo ở hậu môn là 38 độ C hoặc cao hơn, phải gọi ngay bác sĩ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu. Đối với bé sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Còn với trẻ lớn hơn, hãy xem xét hành vi và mức độ hoạt động của bé. Bằng cách này, bạn có thể quyết định liệu bé chỉ sốt nhẹ hay thực sự cần tới bác sĩ.

Hiểu lầm 7: Không được điều trị, sốt sẽ càng ngày càng cao

Sự thật là: May mắn là bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt do nhiễm khuẩn không quá 39.5-40 độ C. Sốt thực sự cao là sốt từ 40 độ trở lên.

Hiểu lầm 8: Nếu được điều trị sốt, thân nhiệt bé sẽ quay về mức bình thường

Sự thật là: Cho dù dùng các biện pháp để điều trị sốt thì nhiệt độ cơ thể bé cũng chỉ hạ xuống 1-1.5 độ C. Thông thường sốt do nhiễm vi rút, vi khuẩn sẽ kéo dài 2-3 ngày. Khi thuốc hạ sốt hết tác dụng, cơn sốt sẽ trở lại và cần được tiếp tục điều trị. Cơn sốt thường sẽ rút lui hoàn toàn vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4.

Hiểu lầm 9: Sốt cao chứng tỏ nguyên nhân gây sốt vô cùng nghiêm trọng.

Sự thật là: Bé sốt cao không chứng tỏ được là nguyên nhân gây ra có nghiêm trọng hay không. Nếu trông bé vô cùng mệt mỏi và ốm yếu thì khả năng cao nguyên nhân gây ra là nghiêm trọng.

Hiểu lầm 10: Số đo trên nhiệt kế về thân nhiệt bé là vô cùng quan trọng

Sự thật là: Tình trạng bên ngoài của bé như thế nào (ốm yếu, mệt mỏi hay tươi tỉnh, tỉnh táo) quan trọng hơn số đo trên nhiệt kế.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Những sai lầm khiến con kém thông minh.

Bất kì bậc cha mẹ nào cũng mong muốn thiên thần nhỏ của mình phát triển toàn diện thể chất và nhất là trí não. Tuy nhiên một số hành động vô tình của cha mẹ đã hạn chế sự thông minh của bé.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm