1. Chống rung:
a. Chống rung bằng tay hoặc bằng tripod
Để cho tấm hình nét, trong lúc chụp điều kiện tốt nhất là chúng ta có gắng giữ tấm máy càng chắc tay sẽ càng giảm thiểu độ rung, điều này giúp chúng ta bắt kịp nét tốt và tránh mất nét. Ngoài ra trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại tripod dành riêng cho điện thoại. Chiếc điện thoại đặt trên tripod sẽ bảo đảm độ cân bằng và chống rung một cách hiệu quả nhất. Nhưng thực tế cho thấy chúng ta chụp hình bằng điện thoại khắp nơi nên không phải lúc nào cũng có tripod mang theo. Lúc này điếu cần thiết là:
- Nắm chắc bằng cả hai tay khi chụp
- Hít sâu nín thở vài giây khi bấm máy
b. Chống rung bằng phần mềm
Trện thị trường hiện nay có nhiều điện thoại đã có chức năng chống rung quang học (chống rung bằng phần cứng). Các máy dòng máy cao cấp hiện nay đều có chức năng này như Iphone 6 plus, Samsung Galaxy Note 4, Galaxy s6, Galaxy S6 Edge, Lumia 930 và còn rất nhiều loại nữa. Khi chụp hình bằng các dòng máy này chúng ta yên tâm các nhà sản xuất đã đưa tính năng quang học vào phần cứng máy, giúp cho sự ổn định cân bằng Camera rất cao. Nhưng còn đ61oi với những máy khác không có chức năng này thì sao. Các bạn cũng đừng buồn vì chúng ta ngoài chống rung bằng phần cứng, còn có thể chống rung bằng phần phềm. Trên chợ ứng dụng có những phần mềm rất nổi tiếng có công cụ này ví dụ như ProCamera cho iOS hay Camera FV-5 cho Android.
2. Vệ Sinh Camera:
Chắc hẳn trong số những người sử dụng điện thoại chúng ta lại ít khi để ý và lau cái Camera (ngay cả tôi cũng có đời nào nhớ mà lau ^^). Việc vệ sinh mặt kính Cameara, điều này chúng ta bảo đảm camera không bị mờ và không có vết dơ, giúp cho hình ảnh sẽ sáng và trong hơn. Gơi ý cá nhơn của mình thì các bạn nên dùng khăn vải mềm lau nhẹ. Điều này tránh sự va chạm mạnh dễ dẫn đến đau và trầy xước lung tung. Đôi khi các bạn cũng có thể dùng tí nước miếng để giúp việc lau vết bẩn hay vế dơ dễ dàng hơn ^^.
(hình sưu tầm)
Đôi khi chúng ta không bị rung tay khi chụp hình, nhưng chúng ta lại cho ra tấm hình không như mong muốn, ví dụ như chỗ cần nét nó lại mờ, chỗ không cần nét nó lại nét. Các điện thoại thông mình đều cho chúng ta lấy nét bằng cách chạm tay vào chủ thể cần lấy nét (AF). Do đó khi chụp hình vào chủ thể nào thì chúng ta nên lấy nét ngay chủ thể đó bằng cách chạm tay vào màn hình ngay chủ thể đấy. Khi thấy trên màn hình thể hiện chủ thể đã thật nét,lúc này chúng ta nhấn chụp. Nên chụp vài tấm cho chắc ăn. Sau đó chúng ta có thể lựa chọn tấm nào nét nhất thì giữ lại
Cái này mình làm Clip lâu rồi nên gà lắm đừng cười nhé
4. Ánh sáng
Ánh sáng rất quan trọng khi chụp ảnh. Do điện thoại có một ống kính khẩu độ cố định nên khi chúng ta chụp điều kiện thiếu sáng, điện thoại sẽ tự động điều chỉnh tống độ màn trập và ISO điều này thường xuyên làm tấm ảnh có hiện tượng hột, mất nét trong điều kiện ánh sáng không tốt. Đối với những bạn chứ có kinh nghiệm nhiều trong chụp ảnh nên cố gắng chọn môi trường có ánh sáng dồi dào nhất để chụp. Lúc này chúng ta sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho camera có thể thu thập được hình ảnh tốt nhất
5. Cứu nét
Tất cả những gợi ý trên đều quan trọng. Nhưng đôi khi mọi thứ không thể tuyệt đối. Chúng ta có những tấm ảnh kỷ niệm không thể xóa và chúng ta làm những gì cho thể để retouch lại tấm ảnh cho nét lại, hay cho bớt mất nét đi. Hiện tại có rất nhiều phần mềm tốt như Snapseed, Pixlr … có chức năng Sharening. Công cụ này giúp chúng ta làm nổi bặt nên các chủ thể, làm chủ thể trên hình trở nên rõ nét hơn.
6. Tham khảo càng nhiều càng tốt
Ngoài chụp hình các bạn nên xem hình. Những tấm hình đẹp của bạn khác. Chúng ta hay copy bố cục, điều kiện chụp. Copy ở đây không xấu vì khi các bạn copy như thế các bạn sẽ hiểu được tại sao các bạn khác chụp tấm hình đẹp và tại sao mình không chụp được. Theo thời gian các bạn sẽ nắm rõ mọi thứ. Khi có kinh nghiệm các bạn sẽ nhận ra hướng đi riêng của mình. Và sẽ có những bức ảnh đẹp theo phong cách của chính mình
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet