Xưa nay, chuyện chụp ảnh mà nhân vật chính nổi bật hơn hẳn phông nền mịt mù phía sau (dân chơi quen sẽ gọi đó là "xóa phông")gần như chỉ có thể làm trên máy DSLR hoặc mirrorless. Song hiện nay, với sự phát triển công nghệ, điện thoại hay các smartphone với tinh năng chụp hình cao cấp đang dần trở nên phổ biến hơn hẳn.
Ảnh chụp từ Sony Z3, do N.Kumar chụp
Những yếu tố ảnh hưởng
Kỹ thuật chụp ảnh xóa phông được ứng dụng rất rộng rãi trong giới chuyên chụp ảnh, từ các thể loại ảnh chân dung, ẩm thực,....Ưu điểm của nó là phông nền phía sau không phải bố trí nhiều, cũng nhưng điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp nhưng vẫn tạo được hiệu ứng làm nổi bật chủ thể sau khi hoàn thành tác phẩm. Để tạo nên một bức ảnh xóa phông cần có các yếu tố
-Khẩu độ ống kính: Số khẩu càng nhỏ, tức mở khẩu càng lớn thì xóa phông càng mạnh. Ví dụ trên cùng một máy ảnh, khẩu độ ở mức 1.8 sẽ xóa phông mạnh hơn khẩu độ 2.8. Dù vậy, trường hợp xóa phông mạnh quá, cũng sẽ xóa luôn 1 bộ phận của chủ thể chính trong ảnh.
-Tiêu cự ống kính
-Khoảng cách từ phông nền đến chủ thể: Phông nền càng xa chủ thể thì xóa phông càng tốt
-Cuối cùng là kích cỡ cảm biến: kích cỡ càng lớn thì sẽ xóa phông tốt hơn cảm biến nhỏ, trên cùng một ống kính
Ở các yếu tố nếu trên thì chỉ có yếu tốt thứ 3, khoảng cách phông nên đến chủ thể thì có thể điều chỉnh được, còn 3 yêu tốt kia đều phụ thuộc vào phần cứng của nhà sản xuất. Trên camera smartphone, do ảnh hưởng của kích thước thiết bị càng ngày càng mỏng hơn nên những yếu tố đo bị ảnh hưởng rất nhiều. (Đã có thông tin apple đăng ký bằng sáng chế ống kính dọc theo thân máy, có thể đó sẽ là một giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiện hiện tại thì đây vẫn là vấn đề chưa giải quyết được).
Một ví dụ về những yếu tố ảnh hưởng đến việc xóa phông ảnh
Đơn cử hiện tại Sony Z3 là sản phẩm được đánh giá cao về khả năng chụp ảnh đang được bán ra rộng rãi trên thế giới. Kích thước cảm biến trên Z3 là 1/2.3 inch từ bằng khoảng 1/6 so với kích cỡ cảm biển full frame chuẩn trên máy DSLR, đồng thời tiêu cư ống kính được quy đổi là 25 mm. Đây là những thông số phù hợp cho việc chụp phong cảnh hơn là chụp chân dung. Tiêu cự phù hợp cho chân dung và có thể xóa phông tốt là từ 35mm (chụp toàn thân) đến 85mm (chụp chân dung cận mặt)
Hầu hết các smartphone hiện tại đều có cảm biến tương đối nhỏ
Đồng thời, khẩu độ trên Z3 là f/2, song do kích cỡ cảm biến chỉ bằng 1/6 so với cảm biến chuẩn nên cũng không có tác dụng nhiều trong việc xóa phông. Tuy nhiên, băng vài thủ thuật, cũng như tận dùng phần mềm xử lý sau khi chụp, cũng thể tạo được hiệu ứng như mong muốn:
Kéo chủ thể lại gần camera và xa phông nền hơn
Như đã nói ở trên, muốn chụp xóa phông có thể tận dụng yếu tố kéo chủ thể lại gần ống kính và xa phông nền hơn. Và lựa chọn phù hợp cho yếu tố này là chế độ chụp ảnh macro có sẵn và cố gằng càng đến gần chủ thể thì càng tốt
Ảnh chụp từ máy Z3 Compact
Sử dụng phụ kiện đi kèm
Ngoài ra với các phụ kiện ống kính cho smartphone có trên thị trường, người dùng có thể lựa chọn sản phẩm có tiêu cự nằm trong khoảng 5.8-14.1mm (tương đương 35-85mm với máy DSLR chuyên nghiệp). Ngoài ra, nếu dư dã hơn, các sản phẩm ảnh QX của Sony cũng là lựa chọn rất tốt
Như máy chuyên nghiệp không nè :3
Giải quyết qua phần mềm
Cuối cùng, một giải pháp mà khá nhiều hàng đang làm hiện nay là xóa phông thông qua phần mềm hay còn được gọi là công nghệ "chụp trước lấy nét sau". Nó là công nghệ cho phép khoanh vùng chủ thể mong muốn, sau đó làm mờ phần còn lại, tạo cảm giác như bức ảnh xoá phông thực thụ.
Ví dụ về công nghệ này trên HTC One M8
Ngoài những phần mềm xử lý đi kèm như trên HTC M8, ASUS ZenFone hay Sony ... thì người dùng có thể lựa chọn thêm AfterFocus trên Android hoặc Tadaa SLR trên iOS. Không chỉ làm mờ phông, những ứng dụng này thậm chí còn tạo ra hiệu ứng bokeh khá đẹp mắt cho bức ảnh chân dung của bạn. Đơn giản hơn, một vài ứng dụng có cho phép tạo hiệu ứng Tilt-Shift chẳng hạn như Snapseed, Camera 360 hay Instagram cũng là một cách làm mờ phông nền hiệu quả.Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet