Bệnh tay chân miệng (tên viết tắt tiếng anh HFMD) là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là do virus Coxsackie. Loại virus này có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp khi chạm tay hoặc chạm vào vị trí nhiễm bệnh. Bên cạnh đó bệnh cũng sẽ lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt, phân... trong khi chăm sóc người bệnh.
Đặc điểm của bệnh chính là những vết loét trong miệng và những nốt phát ban đỏ trên bàn tay, bàn chân. Bạn phải chú ý quan sát để tránh nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với bệnh "lở mồm long móng".
Trẻ bị tay chân miệng thường có những vết loét trong miệng và nốt phát ban đỏ trên bàn tay, bàn chân. Ảnh minh họa
Mặc dù bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt dễ nhiễm bệnh vì sức đề khác của các bé còn yếu.
Đây không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho trẻ và có thể sẽ gây biến chứng nặng nếu không được để ý, chăm sóc cẩn thận. Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý khi con có những dấu hiệu sau thì có thể bé đã bị mắc bệnh tay chân miệng:
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Các dấu hiệu sẽ không xuất hiện ngay sau khi các bé không may bị nhiễm virus. Chỉ sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ thường là:
1. Sốt nhẹ: đây là triệu chứng đầu tiên thường gặp nhất khi trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm
2. Biếng ăn
3. Đau miệng, đau họng: sau khoảng 2 ngày sốt bé sẽ cảm thấy đau họng. Bạn có thể kiểm tra họng bé xem có xuất hiện các chấm đỏ nhỏ hay không? Nếu có hãy chú ý hơn vì các chấm đỏ sau này sẽ thành các bọng nước và có thể gây nên lở loét làm bé rất khó chịu.
4. Đau đầu
5. Cáu gắt
6. Các nốt đỏ ở trong và ngoài miệng: Những nốt đỏ trong giai đoạn này có thể gây đau đớn cho các bé
7. Tay và lòng bàn chân có những nốt phát ban đỏ: đây là những triệu chứng cuối cùng xuất hiện. Tuy nhiên một vài trường hợp có xuất hiện ban ở mông hoặc chỉ xuất hiện ở miếng mà không có ở các vùng khác trên cơ thể trẻ.
Ảnh minh họa
Các bậc làm cha mẹ nên đặc biệt chú ý khi bé biếng ăn và hay quấy, cáu kỉnh vì có thể lí do vì các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trọng họng, miệng làm cho bé đau rát và ngứa. Vì vậy ngay khi bé xuất hiện triệu chứng sốt, bố mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối y tế để sát trùng.
Làm gì khi bé mắc bệnh tay chân miệng?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị của bệnh và thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn nên đưa con đến khám bác sĩ để xem tình trạng nặng nhẹ của bệnh và có thuốc hạ sốt, kem bôi lên các vết ban đỏ phù hợp với mỗi bé.
Mẹ có thể sử dụng những loại thuốc sau để làm giảm triệu chứng bệnh ở các bé theo hướng dẫn của bác sĩ như:
- Thuốc mỡ, kem để làm dịu những vết ban, giảm sự khó chịu cho bé.
- Thuốc giảm đau để giảm đau đầu.
- Thuốc, sirô ho giúp giảm đau họng.
Tất cả các loại thuốc mẹ đều phải hỏi ý kiến của bác sĩ và biết rõ liều lượng để cho trẻ dùng đúng, không gây quá liều và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Nhắc nhở con vệ sinh tay chân thường xuyên để tránh mắc bệnh. Ảnh minh họa
Mẹ nên chú ý việc vệ sinh sạch sẽ cho bé trong khi mắc bệnh vì nếu không giữ gìn có thể sẽ dẫn đến lở loét, gây nhiễm trùng và xảy ra biến chứng nặng hơn. Hãy sử dụng nước ấm khi tắm để giúp bé hạ sốt.
Tuy rằng bệnh dễ dàng lây lan nhưng mẹ vẫn có thể giữ bé trong "vùng an toàn" khi có những biện pháp phòng tránh đơn giản cũng nên là thói quen hằng ngày của bé như: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với đồ vật ở nơi công cộng, lau chùi đồ chơi thường xuyên và đặc biệt nên cho các bé nghỉ ở nhà khi lớp học có nhiều bạn nhiễm bệnh.
Hãy dành sự quan tâm, chú ý đến bé để có cách điều trị hợp lý, kịp thời khi bé nhiễm bệnh tay chân miệng và không nên quá lo lắng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet