Câu chuyện của người mẹ trẻ ở Trung Quốc dưới đây hy vọng sẽ là bài học cho các bậc phụ huynh không nên chủ quan, mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
"Cũng như các bà mẹ khác, sau bao ngày chờ đợi cuối cùng bé trai của tôi cũng chào đời. Từ khi sinh, bé rất ngoan không mấy khi nghe thấy tiếng khóc. Tuy nhiên, chưa đầy tháng nhưng bé thường xuyên phun nước bọt. Tôi phần vì thiếu hiểu biết, phần vì chủ quan cho rằng bé làm vậy do hiếu động và muốn “chơi đùa” một chút.
Bé chào đời được 24 ngày, ăn và ngủ rất ngoan. Tuy nhiên, sau khi ăn sữa bé thường có thói quen phun nước bọt. Tôi chủ quan cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên xảy ra hiện tượng này, hay đơn giản vì bé muốn chơi đùa cùng mẹ.
Mọi chuyện trở nên nghiêm trọng khi bé bỏ ăn, quấy khóc, phun nước bọt nhiều và khó thở. Bé sốt cao người nóng như lửa đốt, tôi vội vàng đưa con tới bệnh viện và bàng hoàng khi nghe tin con bị viêm phổi sơ sinh.
Là một người mẹ tôi luôn muốn con mình khỏe mạnh, phát triển bình thường. Tôi thật hối hận khi đưa con tới bệnh viện trong tình trạng sức khỏe đã ảnh hưởng nghiêm trọng".
Mẹ nên chú ý khi thấy trẻ sơ sinh phun nước bọt.(Ảnh Mamatify)
Nguyên nhân trẻ bị bệnh viêm phổi sơ sinh?
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia về sức khỏe, có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh sau khi chào đời có tỷ lệ mắc này bệnh cao.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi chủ yếu do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli... Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi sinh, các vấn đề liên quan tới thời gian vỡ ối.
Bé 24 ngày tuổi mắc bệnh viêm phổi sơ sinh. (Ảnh Mamatify)
Bệnh viêm phổi dễ dàng hình thành thông qua quá trình tuần hoàn máu. Các triệu chứng của viêm phổi sơ sinh không biểu hiện rõ. Bé không ho, nhiệt độ cơ thể không tăng, thường xuyên phun nước bọt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi khi xuất hiện những dấu hiệu này rất có thể đã mắc bệnh viêm phổi, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để kiểm tra. Với trẻ trên 3 tháng tuổi, hiện tượng trên hoàn toàn bình thường mẹ không cần lo lắng.
Lưu ý: Khi phát hiện sức khỏe của bé có dấu hiệu bất thường mẹ tuyệt đối không được tự ý điều trị mà phải đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra.
Những lưu ý khi bé phun nước bọt
Khi trẻ phun nước bọt, cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc khu vực xung quanh miệng cho bé, nên thường xuyên lau rửa hàng ngày với nước hai lần. Hơn nữa, mẹ cũng nên giữ khuôn mặt của bé khô ráo, sạch sẽ để tránh bị bệnh eczema.
Khi phát hiện dấu hiệu bất thường mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra. (Ảnh minh họa)
Tốt nhất là mẹ nên sử dụng một chiếc khăn tay mềm, ẩm để làm sạch nước bọt bên trong và ngoài miệng cho bé.
Để ngăn chặn nước bọt làm bẩn quần áo hay làm ướt áo thì bạn nên đeo yếm bằng chất liệu vải mềm mại, thấm hút tốt. Tránh để áo ướt thường xuyên vì đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ mắc nhiều loại bệnh khác.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet