Theo các chuyên gia, căn bệnh này vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, để lại di chúng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi đây là căn bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trong hệ thần kinh trung ương.
Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm não Nhật Bản thường có các biểu hiện như sốt cao đột ngột, thậm chí là 39-40 độ, sau khoảng 8 đến 10 tiếng người bệnh thường xuất hiện thêm biểu hiện đau đầu.
Muộn hơn, trẻ thường có biểu hiện nôn và buồn nôn, thậm chí các trẻ không ăn gì cũng nôn. Đây là những biểu hiện các bậc phụ huynh cần phải nhận biết để đưa trẻ đến viện điều trị kịp thời.
Nếu để muộn hơn nữa trẻ sẽ có biểu hiện thay đổi ý thức li bì, nói lẫn, hôn mê thậm chí là co giật. Tuy nhiên, khi để xuất hiện những biểu hiện này thì trẻ đã quá nặng, khả năng cứu chữa sẽ không cao.
Trẻ nhỏ là đối tượng hay mắc bệnh viêm não Nhật Bản nhất. Ảnh: Một bệnh nhi mắc Viêm não Nhật Bản đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm - BV Nhi Trung ương.
Để tránh những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng khi trẻ mắc bệnh nhiễm não Nhật Bản, PGS Huy khuyến cáo, thông thường khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì tỷ lệ tử vong sẽ khoảng 10 đến 30 %. Tuy nhiên ở Việt Nam tỷ lệ này sẽ thấp hơn vì chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc điều trị căn bệnh này.
Tuy nhiên, những người sống sót thường để lại di chứng rất cao, vì vậy để hạn chế những biến chứng xảy ra, các bà mẹ cần theo dõi các dấu hiệu của trẻ, khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh kịp thời.
“Chúng ta cần phải hiểu rằng, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc phát hiện sớm và kịp thời là tốt nhất. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần phải đưa con đưa tiêm vắc xin phòng bệnh theo đúng lịch để phòng bệnh”, PGS Huy khuyến cáo.
Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng) cho biết, bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Việc mọi người ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh.
“Bệnh viêm não Nhật Bane được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người. Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản được gọi là véc tơ truyền bệnh”, PGS Phu phân tích.
Đồng quan điểm với PGS.TS Bùi Vũ Huy, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm vắc xin, người dân cũng có thể thực hiện các biện pháp như vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà.
Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đặc biệt lúc tranh tối tranh sáng đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet