Công thức áp dụng cho hầu hết (chứ không phải tất cả) mọi người, được tính ra từ chiều cao của bố và mẹ. Công thức này được sử dụng từ năm 1970, đăng lần đầu trên tờ New York Times, và vẫn được dùng đến ngày nay.
Công thức là:
- Đối với con trai: Tính tổng chiều cao của bố mẹ, cộng thêm 13 và sau đó chia 2.
Ví dụ: {(Bố cao 1m70 + mẹ cao 1m55) +13cm}/2 = 1m69
- Đối với con gái: Lấy tổng chiều cao của bố mẹ trừ đi 13 và chia 2.
Ví dụ: {(1m70 + 1m55) - 13cm}/2 = 1m56
Tuy nhiên công thức này không có nghĩa là hoàn toàn chính xác, bởi chiều cao có thể bị ảnh hưởng lớn trước các tác động khác như dinh dưỡng. Ngoài ra, gene di truyền cũng được ước tính là chỉ ảnh hưởng từ 60% đến 80% chiều cao của một người.
Ảnh: Thehealthinfosite. |
Một nghiên cứu năm 2000 với gần 8.800 cặp song sinh ở Phần Lan cũng chỉ ra di truyền chiếm 78% của chiều cao ở nam giới và khoảng 75% ở phụ nữ trưởng thành.
Cũng nghiên cứu này cho thấy, không phải hầu hết những đứa con sinh ra cùng một bố mẹ có chiều cao như nhau. Xu hướng sẽ là chiều cao giảm dần từ những đứa trẻ đầu đến những trẻ sinh sau.
Một phương pháp khác khá phổ biến hiện nay để dự đoán chiều cao của trẻ nữa là, bé trai khi hai tuổi sẽ có chiều cao gấp đôi khi trưởng thành. Còn với bé gái, chiều cao lúc 18 tháng tuổi nhân đôi sẽ ra chiều cao trưởng thành.
Giáo sư David Ravine từ Western Australian Institute for Medical Research cho biết: "Thông thường chiều cao của một người chịu ảnh hưởng từ chiều cao của cha mẹ. Môi trường, dinh dưỡng cũng có một ảnh hưởng khá lớn. Ví dụ, tình trạng suy dinh dưỡng lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và chiều cao khi trưởng thành".
"Dinh dưỡng trong tử cung và trong vài năm đầu đời có ảnh hưởng mạnh đến chiều cao một đứa trẻ", giáo sư David nói thêm.
Bảo Nhiên
Kiểu cha mẹ sẽ có con thành đạt | 6 dấu hiệu con bạn có thể thành lãnh đạo |
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet