Nội dung

cái này đắt lắm nhà mình không đủ tiền mua đâu bố mẹ eq cao không nói với con câu này

Hầu hết những đứa trẻ đều có nhu cầu mạnh mẽ trong việc khám phá những điều mới lạ. Vì thế trẻ thường sẽ bày tỏ mong muốn của mình cho bố mẹ, với hy vọng có thể được bố mẹ đáp ứng. Tuy nhiên, trước vô số những mong muốn của trẻ, bố mẹ không phải lúc nào cũng “gật đầu đồng ý”. Và lời từ chối của mỗi bậc phụ huynh đối với con cái của họ là khác nhau.

Có rất nhiều lý do để bố mẹ có thể lựa chọn trong vấn đề “từ chối” nhu cầu của trẻ. Nhưng không phải hầu hết bố mẹ nào cũng biết cách “từ chối khéo léo”, để trẻ có thể vui vẻ vâng lời mà không than khóc hay giận dỗi. Thậm chí, thay vì việc nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu, nhiều ông bố bà mẹ lại đối phó tạm thời bằng câu nói: “Cái này mắc quá, bố mẹ không có đủ tiền để mua nó!”

Vào cuối tuần trước, Hiểu Minh 5 tuổi được mẹ đưa đến Trung tâm thương mại chơi. Lúc đi ngang qua khu vực đồ chơi dành cho trẻ nhỏ, Hiểu Minh đã bị thu hút bởi một con robot to lớn và vô cùng độc đáo. Ngay lập tức, Hiểu Minh đã bày tỏ nguyện vọng của mình để mẹ mua nó cho cậu.

Nhìn qua giá tiền của món đồ chơi một lúc, mẹ cậu bé đã thẳng thắn nói lời từ chối với cậu rằng: “Món đồ này có giá thành quá cao, nhà chúng ta không có đủ tiền để mua nó”. Mẹ vừa dứt lời, Hiểu Minh đã tủi thân mà òa lên khóc nức nở, bởi vì cậu bé thực sự rất thích con robot này.

Trên thực tế, trẻ nhỏ vốn dĩ chưa đủ hiểu biết để nhận thức được về vấn đề đắt hay rẻ. Chỉ cần là đồ trẻ cảm thấy thích thú thì trẻ đều sẽ mặc định rằng bố mẹ phải mua nó. Nếu bố mẹ không thể đáp ứng mong muốn của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng. Thậm chí khi bố mẹ sử dụng lời nói “nó quá đắt so với điều kiện của gia đình”, trẻ sẽ càng trở nên tự ti và mặc cảm. 

Việc bố mẹ lấy lý do liên quan đến vật chất, điều kiện gia đình để “từ chối” trẻ một cách thẳng thừng lại vô tình khiến cho tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng. 

Để tránh gây áp lực, cũng như gieo vào ý thức của trẻ về một cuộc sống nghèo khó, thì bố mẹ cần lưu ý sử dụng những cách từ chối khéo léo để tạo cho trẻ sự vui vẻ và thoải mái hơn.

cái này đắt lắm nhà mình không đủ tiền mua đâu bố mẹ eq cao không nói với con câu này

cái này đắt lắm nhà mình không đủ tiền mua đâu bố mẹ eq cao không nói với con câu này

Đưa ra lời giải thích nhẹ nhàng nhưng thuyết phục

Khi trẻ đưa ra mong muốn của mình, bố mẹ đừng từ chối con bằng những lời la mắng hoặc cử chỉ gắt gỏng. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng thất vọng và buồn bã.

Việc sử dụng những lời nói như “bố mẹ không đủ tiền mua”, “cái này mắc lắm, nhà mình không đủ điều kiện để mua nó”... là những lời nói dễ tác động đến tâm lý của trẻ. Từ đó, khiến trẻ trở nên tự ti về hoàn cảnh gia đình và phát triển trong những cảm xúc bi quan, tiêu cực.

Ngược lại, nếu bố mẹ có thể nhẹ nhàng giải thích rõ ràng và dễ hiểu cho trẻ về lý do “từ chối” của bố mẹ thì trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. 

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể đưa ra những gợi ý khác mà trẻ có hứng thú để làm vơi đi việc bố mẹ từ chối trẻ trước đó. 

cái này đắt lắm nhà mình không đủ tiền mua đâu bố mẹ eq cao không nói với con câu này

Bố mẹ khôn khéo sẽ biết cách từ chối trẻ một cách nhẹ nhàng.

cái này đắt lắm nhà mình không đủ tiền mua đâu bố mẹ eq cao không nói với con câu này

Quan tâm đến phản ứng và cảm xúc của trẻ

Nhiều đứa trẻ sẽ mang gương mặt rầu rĩ và giận hờn nếu không được bố mẹ đáp ứng “đòi hỏi” của mình. Lúc này, bố mẹ cần quan tâm trẻ bằng những hành động và cử chỉ phù hợp.

Tùy theo phản ứng và cảm xúc của trẻ mà bố mẹ sẽ linh hoạt trong “phương án” giải quyết của mình. Miễn là trẻ ngoan ngoãn và đồng ý lời từ chối của bố mẹ trong vui vẻ, thay vì bị bắt ép.

Bởi vì kỳ vọng vào những điều tốt đẹp mà bản thân xứng đáng được nhận ở trẻ rất mạnh mẽ. Thế nên bố mẹ càng hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ hành động “từ chối” của mình đối với trẻ. Tâm lý của trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn trong tương lai.

cái này đắt lắm nhà mình không đủ tiền mua đâu bố mẹ eq cao không nói với con câu này

Bố mẹ nên chú ý đến phản ứng của trẻ để có cách ứng xử phù hợp.

cái này đắt lắm nhà mình không đủ tiền mua đâu bố mẹ eq cao không nói với con câu này

Giáo dục kiến thức tiêu dùng đúng đắn

Để có thể giảm thiểu tình huống trẻ thể hiện mong muốn, nhưng bố mẹ không thể đáp ứng thì bố mẹ cần phải giáo dục trẻ kiến thức tiêu dùng đúng đắn.

Đặc biệt, tính tiết kiệm là một đức tính mà bố mẹ nên dạy trẻ càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên giàu có và thành công hơn về sau.

Khi trẻ có đủ những nhận thức về tiền bạc và cách tiêu dùng hợp lý, trẻ sẽ không có những hành vi phung phí vô tội vạ. Ngược lại, trẻ sẽ chỉ đòi hỏi những gì thực sự cần thiết và có giá trị cho cuộc sống của bản thân.

Bố mẹ nên cảm thấy vui mừng vì tín hiệu tích cực này. Nó chứng tỏ rằng, chiến lược dạy con trong vấn đề này của bố mẹ đang phát huy hiệu quả.

cái này đắt lắm nhà mình không đủ tiền mua đâu bố mẹ eq cao không nói với con câu này

Dạy con biết chi tiêu hợp lý, tương lai con sẽ giàu có và thành công.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm