Bố mẹ thường dành nhiều tâm sức mỗi ngày để quan sát những thay đổi về thể chất của bé. Khi đứa trẻ lớn lên từng ngày, đối với bố mẹ, sức khỏe và sự an toàn của con là điều quan tâm lớn nhất.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích nắm chặt bàn tay của mình, trong mắt nhiều người đây là hiện tượng bình thường, sau khoảng thời gian nhất định, tay của trẻ sẽ chủ động mở ra, và sẽ học cách cầm lấy đồ vật.
Chị Vương Hoa có một cô con gái sơ sinh, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên chị thường nhờ mẹ chồng phụ giúp chăm cháu. Lúc đầu, đứa bé cứ nắm chặt đôi bàn tay nhỏ của mình, và bà luôn nói rằng điều này là bình thường. Vương Hoa mặc dù cảm thấy có chút kỳ lạ, nhưng cũng không để trong lòng, dù sao bà nội của đứa bé cũng đã từng có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ nhỏ.
Khi bé được bảy tháng đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện tay bé không thể duỗi ra được nên bắt đầu xoa bóp tay cho bé từ từ. Sau đó bàn tay của bé mở ra, nhưng lập tức nắm lại nắm đấm.
Vị bác sĩ giàu kinh nghiệm lập tức mất bình tĩnh, sắp xếp một loạt các cuộc kiểm tra, kết quả cuối cùng khiến chị Vương Hoa sợ hãi đến mức ngồi bệt xuống đất. Hóa ra bàn tay nắm chặt của đứa trẻ không phải do thói quen, mà là do một loại bệnh bại não. Hơn nữa, trẻ được phát hiện muộn, nếu phát hiện sớm thì có thể phục hồi chức năng sớm hơn.
Trên thực tế, đối với trẻ sơ sinh, việc trẻ nắm chặt tay trước 4 tháng là điều bình thường, tuy nhiên nếu sau 4 tháng mà tình trạng này vẫn xảy ra thì bố mẹ cần chú ý và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.
Các bác sĩ liệt kê ra 3 dấu hiệu phổ biến nếu trẻ gặp vấn đề về phát triển trí não, bố mẹ nên biết sớm để phòng tránh, điều trị kịp thời cho con.
Cười chậm và phản ứng chậm
Biểu cảm tươi cười của bé chậm phát triển trí tuệ và bé bình thường có sự khác biệt, khi bố mẹ trêu chọc con, phản ứng của trẻ rất chậm, lúc này bố mẹ cần chú ý quan sát.
Bình thường trẻ từ 12-20 tuần tuổi hay nằm nhìn bàn tay nó cử động, hiện tượng này vẫn còn tồn tại ở những trẻ chậm phát triển trí não có khi tới 2-3 tuổi.
Trẻ bình thường hay ném các đồ vật có được trong tay xuống đất cho tới khi được 15-16 tháng tuổi, đối với trẻ chậm phát triển trí não thì hành động này kéo dài thời gian hơn.
Nếu sau 4 tháng trẻ vẫn nắm chặt tay thì bố mẹ cần chú ý.
Trẻ thường không chú ý đến các vấn đề chung quanh, chỉ nhìn thoáng qua hoặc không nhìn theo các đồ vật, thiếu sự chú ý, không cố gắng để nhặt lại những đồ vật bị đánh rơi, có phản ứng nhạy hơn đối với các thử nghiệm tâm lý.
Tuy nhiên cũng có trẻ tỏ ra quá hiền lành, ngờ nghệch, ngược lại có trẻ lại tăng động, giảm chú ý. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát kỹ sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để có những nhận định chính xác nhất.
Trẻ ngủ nhiều bất thường
Bố mẹ có thể quan sát thấy điều bất thường ở những tuần đầu tiên ngay sau khi trẻ được sinh ra thường có dấu hiệu giống trẻ sinh non như ngủ nhiều, bú ít.
Trẻ có xu hướng ngủ nhiều có thể kéo dài trong vài tháng, trẻ ít cựa quậy, ít khóc hoặc không khóc. Các phản ứng của trẻ như đưa mắt theo dõi vật chuyển động, phản ứng với tiếng động như quay đầu về phía có tiếng động hoặc khóc, thay đổi vẻ mặt... khi có tiếng động ở mức độ ít hoặc chậm, nhiều khi hiện tượng này làm cho chẩn đoán nhầm là trẻ bị điếc.
Nhìn chung, sự quan tâm của trẻ đối với các sự việc xảy ra chung quanh bị giảm sút hoặc hầu như không có. Ngoài ra, bố mẹ quan sát thấy trẻ sơ sinh đã hơn 4 tháng tuổi, đầu và cổ dường như vẫn chưa thể chống đỡ đầu một cách chắc chắn, luôn luôn lắc lư, nếu trẻ trong tình huống này có khả năng trí não đã bị tổn thương.
Trẻ có xu hướng ngủ nhiều có thể kéo dài trong vài tháng, trẻ ít cựa quậy, ít khóc hoặc không khóc cũng cần được lưu ý.
Thay đổi về thể chất
Sự thay đổi về vòng đầu của trẻ cũng rất quan trọng, bố mẹ vẫn cần chú ý đến số liệu về vòng đầu của trẻ so với trẻ cùng tuổi.
Đối với trẻ trên 4 tháng tuổi, nếu vẫn nắm chặt tay, không sử dụng linh hoạt được thì có thể bị bại não, còn có đôi mắt hơi đờ đẫn, thông thường trẻ bại não sẽ bị lác, do không kiểm soát được hành vi của mình.
Bố mẹ phải hết sức chú ý đến nắm tay nắm chặt của trẻ, giúp mở rộng tay ở một độ tuổi nhất định là rất quan trọng, có lợi cho sự phát triển bình thường của não trẻ.
Bố mẹ nên chú ý theo dõi sự thay đổi thể chất của trẻ.
Trong thực tế, trẻ chậm phát triển tâm thần có thể có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ khi mới sinh ra nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ phát triển bình thường cho tới một độ tuổi nào đó, thường là trước 3 tuổi rồi mới có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ dần dần.
Ngược lại, một số trẻ có biểu hiện chậm phát triển về sự vận động cũng như các hoạt động tâm thần khác nhưng đến một độ tuổi nào đó, cũng thường trước 3 tuổi lại có khả năng phát triển tâm thần nhanh hơn.
Vì vậy trong những trường hợp nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, cần phải đưa trẻ đi khám và theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ mới có thể có kết luận chính xác và xử trí can thiệp điều trị kịp thời, phù hợp.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet