Ngày nay, hầu hết những đứa trẻ đều được tiếp xúc sớm với các phương tiện giải trí như điện thoại thông minh, máy tính bảng mà xa dần với việc đọc sách. Nhiều đứa trẻ có thể dành toàn bộ thời gian để nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại, thay vì cầm đọc một cuốn sách.
Trong khi đó, mỗi cuốn sách lại chứa đựng một kho tàng tri thức vô cùng bổ ích. Thông qua sách, trẻ có thể học được hằng hà sa số kiến thức khác nhau, giúp trẻ phát triển não bộ và kỹ năng.
Chính vì lẽ đó mà nhiều chuyên gia đã khuyến khích bố mẹ nên giúp trẻ tiếp xúc với sách nhiều hơn. Nếu có thể hình thành thói quen đọc sách, khơi gợi niềm đam mê đọc sách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ thì tương lai sau này của trẻ sẽ đỡ “vất vả” hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, việc xây dựng cho trẻ kỹ năng “làm bạn” với sách không hề đơn giản mà là cả một quá trình dài. Trước tiên, bố mẹ cần phải tích lũy được những bí quyết phù hợp và hiệu quả để có thể giáo dục trẻ thành công trong vấn đề này.
Cho trẻ làm quen với sách từ sớm
Bố mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với sách từ khi trẻ còn ở trong bụng mẹ, bằng cách đọc cho trẻ nghe. Trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ cũng hãy luôn duy trì thói quen bổ ích này.
Mặc dù trẻ có thể chưa hiểu gì, nhưng thông qua âm thanh hoặc hình ảnh trong sách, trẻ cũng sẽ hình thành những cảm nhận đầu tiên. Dần dần những điều mới lạ trong sách sẽ kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ.
Ngoài ra trẻ từ 1-3 tuổi, bố mẹ có thể giúp trẻ vừa học vừa chơi thông qua sách. Thực tế đã có rất nhiều ông bố bà mẹ áp dụng phương pháp này, để kích thích sự hứng thú ở trẻ.
Những cuốn sách như ghép hình, vẽ tranh tô màu, tìm kiếm đồ vật, con vật… là sự lựa chọn hợp lý nhất dành cho trẻ trong độ tuổi này.
Những cuốn sách như ghép hình, vẽ tranh tô màu, tìm kiếm đồ vật, con vật… là sự lựa chọn hợp lý nhất dành cho trẻ nhỏ.
Xây dựng không gian đọc sách lý tưởng cho trẻ
Muốn đầu tư kiến thức cho trẻ, bố mẹ bắt buộc phải bỏ công sức để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ. Một không gian yên tĩnh, gọn gàng, thoải mái nhưng không kém phần bắt mắt sẽ tạo cho trẻ cảm hứng để đọc sách.
Vì thế, bố mẹ hãy thiết kế cho trẻ một “thế giới sách lý tưởng” để trẻ có thể “chung sống” với sách ngay từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh những cuốn sách giúp bổ xung kiến thức cần thiết và bắt buộc cho trẻ. Bố mẹ cũng đừng quên tạo một góc nhỏ với những cuốn sách theo sở thích của bé.
Việc cho trẻ được tự do lựa chọn sẽ giúp trẻ hình thành tâm lý thoải mái, vui vẻ khi đọc sách, thay vì cảm giác nhàm chán.
Bố mẹ làm gương cho trẻ
Cách giáo dục trẻ tốt nhất chính là việc bố mẹ có thể làm gương cho trẻ noi theo. Bởi vì vị trí của bố mẹ trong lòng mọi đứa trẻ đều rất đặc biệt.
Thế nên trẻ thường xem bố mẹ như “hình mẫu” mà bản thân cần phải học tập, để sau này trở thành người giống như bố mẹ.
Thay vì ngày nay, hầu hết bố mẹ dành thời gian nhiều vào các thiết bị điện tử thì bố mẹ có thể cùng trẻ đọc sách. Điều này mới là hành động có giá trị nhất để giáo dục trẻ trở thành một người “giàu có” về kiến thức.
Bố mẹ hãy bắt đầu từ việc đọc sách cho trẻ vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, và duy trì thói quen bổ ích này.
Bố mẹ hãy bắt đầu từ việc đọc sách cho trẻ vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, và duy trì thói quen bổ ích này.
Đưa trẻ đến thư viện hoặc nhà sách thường xuyên
Thay đổi môi trường đọc sách cho trẻ là một lựa chọn đúng đắn dành cho các bậc phụ huynh. Thay vì để trẻ đọc sách ở một không gian cố định tại nhà, việc đưa trẻ đến thư viện hoặc nhà sách sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác nhàm chán.
Môi trường thư viện hoặc nhà sách có thể mang lại cho trẻ động lực, khơi gợi niềm đam mê với sách ở trẻ. Bởi vì ở đây, trẻ không chỉ được tiếp xúc với nhiều loại sách và được lựa chọn thỏa thích cuốn sách mà mình muốn đọc.
Hơn thế nữa, trẻ còn kết giao được với nhiều bạn nhỏ khác có cùng niềm yêu thích sách với mình. Từ đó, trẻ sẽ nhận ra được tầm quan trọng của sách trong cuộc sống hằng ngày.
Nâng cao khả năng áp dụng và trải nghiệm thực tế
Để củng cố và duy trì khả năng ghi nhớ của trẻ khi đọc xong những kiến thức có trong một cuốn sách, bố mẹ nên khơi gợi ra những câu hỏi cho trẻ.
Khi trẻ có thể trả lời được tất cả những câu hỏi, trẻ sẽ có cảm giác tạo ra được thành tựu. Vì thế mà “tình yêu” đối với việc đọc sách ở trẻ sẽ ngày càng mãnh liệt hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm thực tế. Việc tiếp xúc với những con chữ khô khan quá nhiều, nhưng thiếu đi tính ứng dụng thì trẻ sẽ dễ sinh ra sự ngán ngẩm đối với sách.
Mặc khác, việc để trẻ trải nghiệm thực tế những gì bản thân học được từ sách vở, khả năng sáng tạo và tư duy của trẻ sẽ được kích thích.
Việc đọc sách, tranh cũng kích thích trí tưởng tượng trẻ phát triển.
Không ép buộc mà để trẻ chủ động
Ép buộc trẻ đọc sách chỉ có thể làm cho trẻ mất hứng thú. Khi sự hứng thú hay tò mò mất đi, trẻ sẽ đọc sách trong vô thức. Tức trẻ sẽ xem việc đọc sách như một nhiệm vụ bắt buộc mà bố mẹ muốn trẻ hoàn thành.
Vì vậy trẻ vẫn sẽ cầm quyển sách lên đọc, tuy nhiên khi đọc thì kiến thức từ trong sách không thể nào “truyền” được vào bộ óc của trẻ, và trẻ sẽ không ghi nhớ được gì sau khi đọc xong.
Việc giáo dục trẻ thói quen đọc sách, trước tiên bố mẹ cần tạo cho trẻ sự thoải mái nhất. Nếu trẻ muốn đọc truyện tranh, đừng cấm cản mà hãy vui vẻ đồng ý.
Bởi vì đây là những bước đầu tiên giúp khơi dậy hứng thú đọc sách ở trẻ. Bố mẹ nên tôn trọng trẻ, để trẻ chủ động tìm đọc theo sở thích. Thay vì ép buộc, việc khích lệ trẻ với những phần thưởng lại có thể đem đến hiệu quả cao hơn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet