Việc rèn luyện một số kỹ năng sớm giúp tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ sau này, nếu trẻ thành thạo những kỹ năng thiết yếu sẽ giúp trẻ có tương lai tươi sáng, dễ đạt được thành công hơn bạn bè cùng trang lứa.
Nếu bố mẹ biết chú trọng đào tạo những kỹ năng này từ nhỏ sẽ đem lại lợi ích suốt cuộc đời của trẻ.
Rèn luyện khả năng sáng tạo
Tư duy sáng tạo là khả năng vận động của trí não để tìm ra những phương án, khả năng giải quyết vấn đề, đổi mới hay khám phá ra những lĩnh vực mới lạ.
Những trẻ có kỹ năng sáng tạo thường sẽ khéo léo và giải quyết vấn đề linh hoạt hơn, thể hiện sự tự tin và có nhiều động lực hơn trong lĩnh vực mà trẻ thích. Sáng tạo luôn được xem là một trong những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho tương lai sau này của trẻ.
Lứa tuổi mầm non và tiểu học tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng. Vì vậy rèn luyện khả năng sáng tạo cho trẻ ở thời điểm này được xem là thuận lợi nhất.
Để kích thích trí sáng tạo, ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy cùng trẻ thực hiện các dự án nhỏ, hay chơi trò chơi, các hoạt động vẽ tranh...
Nhận thức khả năng của bản thân
Dạy trẻ tự nhận thức về bản thân sẽ bao gồm các điều như: Sở thích, điểm mạnh, điểm yếu cá nhân,… Nếu trẻ không biết mình là ai? Trẻ không biết mình phải làm gì? Từ đó dễ dẫn tới, trẻ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực.
Đồng thời, không đặt ra được mục tiêu phấn đấu của bản thân cho cuộc sống và dễ vấp ngã vào những thói hư tật xấu, cùng những hiểm họa từ xã hội.
Để trẻ nắm rõ được những điểm mạnh, yếu của bản thân, ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy khuyến khích con trải nghiệm, tham gia thật nhiều hoạt động mới như học bơi, lớp học đánh đàn hoặc lớp học múa hát,…
Biết đồng cảm với người khác
Đồng cảm là một đức tính vô cùng quan trọng, giúp chúng ta có thể kết nối sâu sắc với nhau. Đồng thời, trẻ biết đồng cảm thường mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, tương lai thường trở thành một người biết đối xử tốt, tôn trọng và quan tâm đến người khác.
Bố mẹ có thể nuôi dưỡng sự đồng cảm ở trẻ bằng cách tạo ra một môi trường thân thiện, nơi trẻ có thể tâm sự với bố mẹ về bất cứ điều gì, từ đó mạnh mẽ hơn trong cuộc sống và tương lai sẽ trở thành một người biết đối xử tốt, tôn trọng và quan tâm đến người khác.
Bố mẹ có thể chọn những sách mang đến nhiều cảm xúc, sau khi trẻ đọc sách xong thì nên trò chuyện với trẻ về cảm xúc mà các nhân vật trong truyện đã thể hiện và trải qua. Điều đó giúp ích cho trẻ trong việc cảm nhận được xúc cảm và có sự cảm thông với những hoàn cảnh, nhân vật khác nhau.
Hay cùng trẻ tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng thể hiện tính nhân ái như: phát đồ ăn miễn phí, ủng hộ trẻ em nghèo,… để trẻ dần tạo thành một thói quen tốt.
Biết nắm kiểm soát cảm xúc của bản thân
Thực tế, trong cuộc sống sau này trẻ thường phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ cảm xúc yêu thương, hạnh phúc, đến cảm giác khó chịu, thất vọng, sợ hãi... Nếu không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc, trẻ sẽ dễ hành động nóng vội, có thể vô tình làm tổn thương chính mình và người khác.
Một đứa trẻ có khả tự điều chỉnh cảm xúc tốt giúp trẻ tự làm dịu cảm xúc của mình khi gặp rắc rối hay khó khăn. Vì thế, theo các chuyên gia việc dạy con biết các kỹ năng kiểm soát cảm xúc rất quan trọng.
Đồng thời, khi trẻ biết cân bằng cảm xúc tốt cảm xúc, sẽ giúp trẻ giữ gìn và phát triển các mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là trong công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm
Bố mẹ nên định hướng và trau dồi cho con những kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm ngay từ nhỏ. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong mọi việc.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, học được cách làm việc độc lập cũng như với bạn bè, đồng thời trẻ sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Trẻ hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đó chơi vui vẻ, học tập tốt.
Thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về tinh thần đồng đội, chia sẻ và trợ giúp lẫn nhau. Từ đó, trong các hoạt động nhóm sau này, đặc biệt trong công việc, trẻ sẽ có kinh nghiệm xử lý và nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh.
Các hoạt động thường ngày ở trường có thể giúp trẻ được trải nghiệm tinh thần đồng đội thông qua nhiệm vụ bài tập nhóm do thầy cô giao. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia các môn thể thao đề cao tinh thần đồng đội như bóng đá, bóng rổ, nhảy hiện đại....
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet