- Hạn sử dụng: Theo quy định, tất cả các loại thực phẩm đều phải ghi hạn sử dụng trên nhãn bao bì, nếu không ghi hoặc ghi không rõ thì chứng tỏ độ tin cậy của sản phẩm kém. - Các chất phụ gia sử dụng: Nếu bạn không thích hay dị ứng với bột ngọt thì cẩn thận, có khi nhà sản xuất không ghi là bột ngọt, mà lại ghi theo tên hóa học là MSG (mono sodium glutamate). Loại siêu bột ngọt ghi là I&C... - Hương liệu: Thường đó là hương liệu nhân tạo vì rất hiếm có hương tự nhiên trong thực phẩm công nghiệp. Phẩm màu cũng tương tự, đều là màu nhân tạo cả. - Chất bảo quản: Thường là sodium benzoate, một số dùng sorbate K để chống mốc. Một số chất bảo quản khác như nitrit/nitrat (thường dùng trong các sản phẩm thịt như xúc xích, jambon, lạp xưởng) cũng để làm đỏ thịt nhưng nên hạn chế vì chúng có nguy cơ gây ung thư nếu dùng nhiều và thường xuyên. - Hàm lượng mỡ động vật: Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng mỡ động vật cao. Nếu nhà chế biến thực phẩm nào kỹ lưỡng hơn, họ sẽ cho bạn thêm thông tin về hàm lượng acid béo no (bão hòa) hoặc không no (chưa bão hòa) chứa trong thực phẩm đó, chứ không nói chung chung là lipid. - Hàm lượng chất xơ (fiber), vitamin và muối khoáng. - Chất ngọt nhân tạo: Chất này ghi trên nhãn chính là đường hóa học, có thể đó là chất aspartame, hay saccharin, thích hợp cho người ăn kiêng giảm cân hoặc tiểu đường. Trên nhãn thường liệt kê một loạt thành phần các chất sử dụng thì hàm lượng của chúng, theo quy định, sẽ theo thứ tự giảm dần trong danh mục liệt kê. Tuy nhiên, những thông tin ghi trên nhãn như số calo cung cấp, chất béo, độ đạm, vitamin... có đúng với thực chất sản phẩm đó hay không lại phụ thuộc nhiều vào tính trung thực của nhà chế biến thực phẩm. (Theo Hà Nội Mới) |
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet