Nội dung

Có chung công thức như người lớn - tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét), ở trẻ em con số BMI có ý nghĩa phức tạp hơn một chút. Nó giúp xác định lượng mỡ trong cơ thể bé.

Với trẻ em, chỉ số BMI được đặt trên một biểu đồ tăng trưởng - biểu đồ sử dụng "đường phần trăm" để xác định liệu bé có thiếu cân, vừa phải, thừa cân hay béo phì.

Trong đó, "đường phần trăm" cho phép bạn so sánh con mình với nhóm trẻ cùng tuổi và cùng giới. Nếu bé có chỉ số này cao hơn, nghĩa là bé sẽ vừa cao hơn, vừa nặng cân hơn so với các bạn và ngược lại.

Bấm vào bảng tại đây để tính BMI và đường phần trăm cho con mình, áp dụng từ 2 đến 20 tuổi. Biểu đồ do CDC (Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ) đưa ra.

Giả sử, bạn có con gái sinh tháng 10/2006, cân nặng ở tháng 10/2012 là 22 kg, chiều cao 120 cm. Bạn sẽ điền vào bảng tính như sau:

- Chọn ô Metric để tính theo đơn vị đo của Việt Nam là kg/cm

Biểu đồ tăng trưởng khi con bạn ngoài 2 tuổi

Điền vào mục Metric (kg/cm) các thông số như trên bảng.

Sau đó, bấm vào ô Calculate BMI, bạn được kết quả như sau:

Biểu đồ tăng trưởng khi con bạn ngoài 2 tuổi

Kết quả BMI của con bạn là chấm tròn trên biểu đồ tăng trưởng phần trăm. Trục nằm ngang bên dưới là tuổi của bé. Trục dọc là chỉ số BMI. Các đường trên biểu đồ là đường phần trăm.

Theo biểu đồ này, BMI của con bạn là 15,3, tương ứng với mức 52% (nghĩa là 52% các bé thấp và nhẹ cân hơn con bạn, 48% các bé cao và nặng cân hơn con bạn).

Kết quả này cho thấy con bạn thuộc vùng có cân nặng khỏe mạnh (Healthy weight). Cụ thể, với bé ở tuổi và chiều cao như con bạn, thì mức cân nặng khỏe mạnh trong khoảng từ 19,3 đến 24,6 kg.

Bạn cũng có thể tính BMI bằng cách lấy cân nặng của bé (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Sau đó, đối chiếu chỉ số BMI trên bảng tăng trưởng để ra phần trăm.

Cũng theo bảng này:

- Trẻ có BMI nằm dưới đường 5% thì xem là thiếu cân.

- Trẻ có BMI nằm từ đường 5% đến dưới 85% là cân nặng khỏe mạnh

- Trẻ có BMI nằm từ đường 85% đến dưới đường 95% là thừa cân

- Trẻ có BMI bằng hoặc lớn hơn đường 95% được xem là béo phì.

Lưu ý, biểu đồ BMI khác nhau với trẻ trai và gái dưới 20 tuổi, vì lượng mỡ cơ thể khác nhau giữa hai giới.

BMI là một chỉ thị tốt về độ béo của cơ thể, song không phải lúc nào cũng nói đầy đủ về tình trạng của bé. Nếu trẻ có khung xương to hoặc có rất nhiều cơ bắp chứ không phải mỡ thừa, vẫn có thể có BMI cao. Ngược lại, một người bé nhỏ với khung xương nhỏ, dù có BMI bình thường nhưng vẫn có thể có quá nhiều mỡ. Vì thế, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Quan trọng nhất là sự tăng trưởng đồng đều của bé theo thời gian. Nếu có sự thay đổi đột ngột về chỉ số BMI hoặc đường phần trăm, bạn cần xem lại bé có vấn đề về sức khỏe.

Thuận An

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cảnh giác khi mặt trẻ tròn, tay chân khẳng khiu

Chỉ trong khoảng bốn tháng, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có 6 bé bị suy dinh dưỡng thể phù (mặt tròn nhưng tay chân khẳng khiu) vào điều trị. Tất cả các bé đều 4 tháng tuổi trở xuống - lứa tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Xử trí khi trẻ vòi vĩnh

Mè nheo để được thứ mình thích là đặc điểm chung của các bé. Vì vậy, bạn nên nói “không” trước những mong muốn của bé mà bạn cho là không chính đáng.

Xem thêm  

Những điều chưa biết về váng sữa

Thấy con biếng ăn, chậm lớn nhưng lại rất thích váng sữa, chị Thư ở tập thể Thành Công, Hà Nội cho bé dùng "thả phanh" để bù đắp chất dinh dưỡng. Gần đây, chị mới biết, trẻ ăn quá 2 hộp mỗi ngày không tốt cho hệ tiêu hóa.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Con nhà giàu cũng suy dinh dưỡng

Chị Xuân ở Đông Anh, Hà Nội, không tiếc tiền mua cho con những loại sữa ngoại đắt tiền, tẩm bổ bằng chim bồ câu, hải sản, thịt, trứng, phô mai..., thế nhưng con gái đã 4 tuổi mà chỉ nặng 12 kg, suy dinh dưỡng.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm