Nội dung

Em có con trai 5 tuổi và con gái 4 tuổi. Con trai em thông minh và rất năng động. Ai cũng nói bé thông minh vì bé nói chuyện lưu loát, lý lẽ và làm được nhiều việc mà trẻ cùng tuổi không thể tự làm được. Đôi khi bé cũng rất ngoan và có ý thức. Có điều bé thường nói nhiều và rất bướng bỉnh. Đồ chơi của bé thì bé cất giữ cẩn thận, nhưng lại đi giành đồ chơi của em gái. Tới nhà bạn chơi thì giành đồ chơi của bạn (mặc dù là bé có hỏi xin trước khi lấy chơi, nhưng bạn không cho), không được như ý muốn thì bé cau có la hét và cãi lời ba mẹ.

Bé xem phim và bắt chước nhiều thứ người lớn làm, ví dụ bé nói những từ không hay như đồ ngu, bad people, và bắt chước ôm hôn em gái của mình. Em làm đủ mọi cách, nói to, nói nhỏ, quát mắng, đánh đòn, phạt quỳ gối, khen thưởng... mà vẫn không cải thiện được. Vừa rồi bé còn rủ em gái trốn trong nhà tắm và chơi trò thợ cắt tóc, cắt ngắn mái tóc dài của em gái.

Gia đình rất thương 2 cháu nhưng cũng rất khắt khe. Bây giờ vợ chồng em rất buồn vì con không ngoan, không biết phải làm sao để dạy cháu tốt hơn. Nói gì cháu cũng biết, cũng hiểu nhưng sau đó lại không thực hiện đúng như vậy. Mong chuyên gia giúp đỡ để dạy bé tốt hơn. (Hoa)

Bất lực vì con trai 5 tuổi bướng bỉnh

Ảnh: todaysparents.

Trả lời

Chị Hoa thân mến, bé nhà chị là một cháu bé hiếu động và thông minh. Cháu không có nhiều điều đáng lo ngại lắm đâu. Vấn đề là cháu chưa nhận thức được ranh giới giữa được phép và không được phép.

Về phim ảnh, chị cần phân biệt rõ phim nào dành cho trẻ em và phim nào dành cho người lớn. Trẻ em từ 0 đến 4 tuổi đáng ra cần phải cấm tuyệt đối tivi và các thiết bị điện tử. Các cháu chỉ được phép xem phim ở rạp với thời lượng 2 tiếng trong mỗi nửa tháng hoặc một tháng. Tác động của sóng điện tử phát ra từ các thiết bị sẽ có tác động xấu đến não trẻ. Phim ảnh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cháu thông qua những hình ảnh trên đó. Vì vậy, chị cần giới hạn không gian và thời gian của cháu về vấn đề này.

Về chuyện phân biệt giữa được phép và không được phép, chị cần lập ra một bảng quy tắc ứng xử trong gia đình và đề nghị cả nhà tuyệt đối tuân thủ. Ví dụ: khi mọi người đi đâu hoặc mới về nhà, tất cả phải chào hỏi. Với nguyên tắc này, người lớn cần tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện trước để con trẻ theo đó mà học hỏi.

Về việc cắt tóc của em, bé làm không sai mà chỉ bắt chước bố khi chưa được mẹ cho phép. Như vậy, cần có sự giải thích cặn kẽ cho cháu hiểu và nêu rõ nguyên tắc đó trong bảng quy tắc ứng xử.

Nếu một thành viên trong gia đình vi phạm bảng nguyên tắc, cần có một hình phạt nhất định. Ngay cả nếu bố vi phạm, sẽ phạt bố phải không được đi chơi hoặc úp mặt vào tường 15 phút. Khi thấy người lớn cũng bị phạt, trẻ sẽ hiểu nguyên tắc đó là nghiêm túc và không thể nhân nhượng. Từ đó trẻ sẽ tuân thủ rất nghiêm túc và sẽ không còn vụ phá bĩnh nào nữa.

Chúc gia đình nhà chị luôn vui vẻ và hai cháu trưởng thành tốt.

TS Vũ Thu Hương
Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm