Nội dung

Ken nhà em đang học mẫu giáo lớn chuẩn bị hết năm là vào lớp 1, vậy nhưng con ngỗ ngược và bướng vô cùng.

Ken ở với hai vợ chồng em và bà nội. Mẹ chồng em vẫn đi làm, có công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực y dược nên công việc rất bận, thường xuyên vắng nhà. Mọi chuyện dạy dỗ Ken chủ yếu đều do hai vợ chồng em và ông bà ngoại đảm nhận.

Chồng em rất nghiêm khắc với con, luôn tâm niêm yêu cho roi cho vọt nên chỉ cần Ken hư một tẹo là lấy cán chổi phất trần đánh con. Em thường không dám can thiệp vì sợ rơi phải trường hợp "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" sẽ ảnh hưởng không tốt đến con. Vậy nhưng ‚công cuộc‘ nghiêm khắc để rèn con của hai vợ chồng chẳng đâu vào đâu chỉ vì sự chiều chuộng thái quá của ông bà ngoại. Một tuần 7 ngày, hai vợ chồng mới rèn Ken được 4 ngày, 3 ngày về ngoại là đâu lại hoàn đấy.

Nhà bà ngoại lại cách đấy 1km thôi nên nên cuối tuần nào em cũng sắp xếp cho Ken được về chơi với ông bà ngoại. Ken ở từ tối thứ sáu, đến chiều chủ nhật em lại đón Ken về. Có lẽ tâm lý một tuần mới gặp Ken một lần, lại xót xa cháu hay bị bố mắng nên ông bà ngoại đặc biệt chiều Ken, nhất là bà ngoại. Bà hay nấu cho Ken những món bé thích, mua thật nhiều đồ chơi cho Ken, cứ mỗi cuối tuần lại có đồ chơi mới chờ Ken. Lâu dần hình thành ở Ken một thói quen đòi hỏi. Cứ nhìn thấy ông bà ngoại là Ken lại hỏi "Quà của Ken đâu? Hôm nay bà không mua đồ chơi cho Ken à?".  Điều đặc biệt là Ken không bao giờ dám đòi hỏi như vậy trước mặt vợ chồng em, mà chỉ đặc biệt vòi vĩnh khi có mặt bà ngoại.

 Bất lực nhìn bà ngoại chiều hư cháu

Em thực sự bất lực khi ông bà ngoại thi nhau chiều cháu (ảnh minh họa)

Ở nhà em luôn dạy Ken cách phải chờ đầy đủ có bà, có bố mới cùng ăn cơm và khi ăn thì mời bà, mời bố mẹ xơi cơm rất ngoan, nhưng cứ khi về ông bà ngoại là Ken gắt gỏng kêu đói, đòi phải có đồ ăn ngay lập tức. Cứ mỗi lần Ken đòi hỏi, bà lại cuống quít làm đủ mọi thứ thật nhanh chóng đề chiều cháu.

Tuần nào Ken về ông bà chơi cũng được xem ti vi, hoạt hình thả cửa, không có giới hạn, xem cả buổi tối và cả sáng hôm sau, chưa kể ông còn cho Ken nghịch điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Những lúc như thế Ken không để ý đến bất cứ ai xung quanh, không thiết quan tâm người lớn đang nói gì. Em rất sợ những thứ công nghệ hiện đại ấy sẽ ảnh hưởng đến Ken, sẽ khiến Ken ngày càng vô cảm hơn với những thứ đang diễn ra quanh mình. Tối nào nằm cạnh Ken em cũng cố gắng dạy dỗ, khuyên nhủ nhẹ nhàng. Nhưng cứ ở cùng bố mẹ thì Ken rất biết điều, có lẽ phần nhiều sợ roi vọt của bố, rồi đến khi về ông bà lại chứng nào tật nấy.

Bài liên quan: 

Đến khi về thăm bố mẹ được nghe em trai kể lại tất cả mọi chuyện của Ken khi ở với ông bà, em đã rất lo lắng. Em cố nói với bà đừng nuông chiều Ken quá, Ken không biết tôn trọng người lớn, không biết trân trọng những món quà người khác tặng mà coi như đó là bổn phận của người lớn phải làm cho trẻ con, rồi bắt đầu hình thành dần nên thói quen đối phó.. Nói nhẹ có, căng thẳng có, vậy nhưng mẹ đẻ em vẫn không đồng tình. Nhiều khi, hai mẹ con tranh luận to tiếng, bà tức giận và nói thẳng vào mặt em cùng Ken đang đứng ngay đấy "Con chị thì chị dạy nhưng cháu tôi thì tôi phải chiều". 

Biết đã có bà 'chống lưng', Ken càng ngày càng trở nên coi thường bố mẹ. Có những lúc ngay trước mặt mẹ nhưng vì ỷ lại có bà ngoại, Ken rất hư, gào thét đòi thứ đồ mình muốn cho bằng được, em đã rất bực mình, mắng Ken và phạt Ken úp mặt vào góc nhà. Nhưng ngay lập tức bà chạy ra ôm lấy Ken và nựng nịu "bà xin, bà yêu, kệ ai mắng cháu bà, cháu bà là bà yêu nhất". Những lúc như vậy, em lại thấy thật bất lực, chán nản.

Em cảm thấy rất hoang mang và bất ổn với sự giáo dục mâu thuẫn này của em và ông bà ngoại. Nhưng Ken thì không thể không đưa về thăm ông bà, mà ông bà lại hay xót xa Ken vì những lý do không đâu, chưa kể những suy nghĩ rất bảo thủ.

Ken đang chuẩn bị bước vào tuổi bắt đầu đi học. Với những thói quen xấu hàng ngày mà Ken đang có, em sợ sự ích kỷ của Ken sẽ lớn dần lên và ngày càng có những ảnh hưởng không tốt. Em đang thật sự ở trong tình huống rối như tơ vò rồi. Làm thế nào để vừa dạy được con ngoan, nghe lời bố mẹ, ông bà mà vẫn không làm mất lòng ông bà được đây!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm