Nội dung

Không ai biết bánh tổ có từ đâu và vì sao có tên gọi đó, chỉ biết rằng đây là loại bánh cổ truyền trong ngày Tết của người dân xứ quảng . Truyền thuyết kể rằng bánh này vốn do tổ mẫu Âu Cơ làm ra phát cho trăm con lên núi xuống biển làm lương khô ăn dọc đường. Cũng có người cho rằng loại bánh này làm ra cốt là để cúng ông bà nên mới có tên gọi bánh tổ.

Cũng như những loại bánh mứt khác, bánh tổ được chế biến trước Tết mấy ngày. Như một món để dành, bánh tổ nấu ra không phải để ăn ngay mà để sau một thời gian cho “ngấm” khi đó  mới đậm đà, vị ngọt bùi sẽ tăng lên. Để có những ổ bánh tổ mềm mại, thơm ngon không cứng cũng không nhão đòi hỏi phải hoàn thiện nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu cho đến lúc bảo quản. 

Bánh tổ trong ngày tết của người quảng
Bánh tổ sau khi hấp chín có màu vàng ươm rất đẹp mắt. Ảnh: H.A.

Nguyên liệu chính gồm có nếp, đường. Nếp phải là loại nếp hạt mẩy, đều tròn thì mới dẻo và thơm. Đường phải là loại đường bát, một loại đường đặc sản của Quảng Nam. Hai thứ phụ liệu không thể thiếu là hạt mè và gừng. Mè trắng khô đãi sạch, phơi nắng rồi đem vào rang đều tay, gừng giã nhỏ gạt lấy nước.

Nếp sau khi phơi thật khô rồi đem xay thật mịn thành bột và đường bát được tán ra nấu thành nước, trộn hai thứ này với liều lượng nhất định. Khi trộn, phải trộn thật đều, pha thêm chút nước gừng sau đó bỏ vào khuôn. Khuôn bánh tổ thường đan bằng tre trông như cái rọ, lá chuối được chọn lựa cẩn thận cắt ra lót vào trong khuôn. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá.

Người ta thường dùng một nồi to để hấp, đặt một tấm vỉ tre ở giữa có chu vi bằng chu vi nồi, phía dưới đổ nước, sau đó xếp những khuôn bánh lên trên. Đậy chặt nắp, bắt đầu đun khoảng hơn hai tiếng đồng hồ, bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Lúc vừa vớt ra, nhanh tay rắc một ít mè lên trên mặt còn rất nóng của bánh tổ, mè sẽ dính chặt vào khá đều đặn. Công đoạn cuối cùng là đem bánh phơi ra ngoài nắng trong khoảng hai hôm đến khi bánh khô cứng.

Bánh tổ trong ngày tết của người quảng
Bánh tổ thái lát mỏng chiên tỏa mùi thơm nức và ngon miệng. Ảnh: H.A.

Bánh tổ có thể ăn sống nhưng muốn ngon hơn thì nên chiên. Ngày còn đi học, sau Tết thế nào tôi cũng để dành vài ổ bánh tổ mang vào trường làm quà cho bạn bè. Khi thả từng miếng bánh tổ vào chảo dầu nóng, một mùi thơm tỏa ra làm cho cả phòng không đứa nào mà có thể nhịn được. Từng lát bánh tổ chiên kẹp giữa 2 miếng bánh tráng mà thưởng thức, một cảm giác ngọt thanh của đường, mùi thơm của nếp, beo béo của dầu, cay cay của gừng… làm cho ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi cái hương vị này.

Tết đến trên thị trường tràn ngập nhiều loại bánh với mẫu mã rất đẹp, chất lượng ngon nhưng bánh tổ vẫn chiếm vị trí rất quan trọng với người dân xứ Quảng. Bánh tổ không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. 

Hoàng Anh

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Thanh tao bánh củ cải đường

Các cụ ta vẫn thường nói "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, một năm bốn mùa đảm bảo an khang". Củ cải rất tốt cho hệ hô hấp, họng, huyết áp, da... Ngoài làm rau, loại củ này còn làm bánh cực ngon.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm