Nội dung

bánh phu thê hay gọi là bánh su sê, với ý nghĩa bánh vợ chồng xuất hiện trong đám cưới của người Huế. Khác với bánh phu thê ở miền Bắc hay miền Nam thường có hình tròn dẹt gói trong giấy kính màu vàng đỏ, bánh phu thê Huế được gói trong những chiếc hộp vuông bẻ từ lá dừa trông rất đẹp mắt.

Bánh phu thê trong lễ cưới ở đất cố đô
Những chiếc bánh phu thê được gói trong chiếc khuôn bằng lá dừa trông rất đẹp mắt.

Làm bánh phu thê không khó nhưng nhiều công đoạn và thời gian. Thành phần chính của bánh là nhân bánh và bột lọc. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh sau khi mua về ngâm trong nước cho mềm, đãi sạch vỏ rồi hấp chín. Sau khi nấu chín, để nguội và tán nhuyễn, cho đường vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc quánh lại không dính tay là được. Để tăng hương vị thơm ngon, có thể thêm vào một chút nước hoa bưởi.

Một nguyên liệu nữa cũng không thể thiếu của chiếc bánh phu thê chính là dừa. Dừa được nạo thành sợi, trụng qua nước sôi đã nấu với chút muối. Làm như thế sợi dừa sẽ dai hơn và bánh sẽ giữ được lâu hơn.

Bánh phu thê trong lễ cưới ở đất cố đô
Đậu xanh được nấu chín và đồ nhuyễn với đường cát.

Công đoạn quan trọng nhất là cháo bột hay nấu bột. Bột được hòa với nước theo một tỉ lệ nhất định, cho đường vào, khuấy tan đường. Kế tiếp cho dừa đã trụng sơ qua vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sánh lại, ở dạng nửa sống nửa chín, có thể chảy thành dòng chứ không đặc là được.

Bánh phu thê hấp dẫn người ăn không chỉ vì sự ngon miệng và còn đẹp mắt nhờ vào những chiếc khuôn bánh vuông vức làm từ lá dừa tươi. Đầu tiên, ta đổ một lớp mỏng bột đã nấu với dừa vào khuôn, kế đến cho nhân đậu xanh vào rồi đổ tiếp một lớp bột nữa và đem hấp chín.

Bánh phu thê trong lễ cưới ở đất cố đô
Bánh cho vào khuôn và đem hấp chín, khi ăn dai dai và có hương vị thơm ngon.

Khi hấp bánh phải canh sao cho bột không chín quá vì sẽ làm mất đi độ dai của bột nhưng cũng không được để bột bị sống. Nấu cho đến khi thấy bột trong vắt, nổi lên màu vàng óng của phần nhân ở giữa là được. Bánh sau khi hấp chín, lấy ra để nguội, rồi lấy nắp khuôn đậy lên trên.

Bánh phu thê Huế khi ăn có vị dai dai của bột, sần sật của dừa, ngon ngọt của nhân đậu, thơm của nước hoa bưởi và lá dừa. Ngày nay, có nhiều loại bánh thay thế nhưng bánh phu thê Huế vẫn được nhiều người ưa chuộng. Đây là loại bánh không thể thiếu trên mâm cỗ của người Huế trong các ngày lễ tết hay cưới xin.

Bài và ảnh: Mai Ka

* Mời gửi tin bài ẩm thực tại đây hoặc về địa chỉ mail doisong@vnexpress.net.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Thanh tao bánh củ cải đường

Các cụ ta vẫn thường nói "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, một năm bốn mùa đảm bảo an khang". Củ cải rất tốt cho hệ hô hấp, họng, huyết áp, da... Ngoài làm rau, loại củ này còn làm bánh cực ngon.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm