Nội dung

Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi bạn sử dụng gừng cho sức khỏe:

 Ăn gừng trong mùa lạnh cần tuyệt đối tránh những điều này

Không ăn gừng vào buổi tối

Theo Trung Y nhận định, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ, vị có tác dụng tiêu đờm, giải độc, xua tàn hàn khí… Vì vậy, vào khoảng thời gian bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều, ăn gừng vào lúc này sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.

Ngược lại, vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn gừng lại là một hạ sách. Tính nóng của loại củ này sẽ phát huy tác hại, gây đầy bụng, khó ngủ, lâu ngày sinh ra nóng trong.

Không dùng khi bị say nắng, sốt cao

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt. Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

Với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Không ăn khi bị dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Không ăn khi mắc bệnh về gan

Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật, bị trĩ hay bị xuất huyết nếu ăn gừng thì tình trạng bệnh sẽ bị nghiêm trọng hơn.

 Ăn gừng trong mùa lạnh cần tuyệt đối tránh những điều này

Gừng ta lõi nhiều xơ, đường vân tròn,rõ nét và có màu vàng tươi. Ảnh minh họa.

Lưu ý: Khi ăn gừng không nên gọt vỏ vì vỏ có nhiều công dụng chữa bệnh. Quan sát, nếu gừng bị dập thì tuyệt đối không nên ăn vì gừng dập sẽ sinh độc tố.

Theo các chuyên gia, nếu yêu thích món gừng thì cũng không nên ăn quá 4g gừng/ngày để hạn chế tác dụng phụ của gừng lên sức khỏe.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm