Trẻ em không nên đeo kính râm. |
Ngoài ra, những trường hợp không nên đeo kính râm gồm có: Nhân viên thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật dễ dẫn đến những bệnh viêm về giác mạc.
Người hay tiếp xúc với bụi phấn, bụi đất, bởi vi trùng trong không khí và bụi bay lẫn dính vào kính và mắt khó phát hiện làm cho mắt nhiễm khuẩn gây viêm mắt.
Phi công: Trong không khí bao la của bầu trời khô hanh dễ gây ra những khó khăn cho mắt và ảnh hưởng tới độ tinh tường khi cầm lái.
Thợ lặn: Trong áp suất lớn dưới nước, giữa kính và mắt dễ tạo ra các bọt khí, có thể gây ra vỡ kính khi bọt khí vỡ, mảnh kính sẽ gây tổn hại mắt.
Khi bị cảm không nên đeo kính râm. Bởi vì khi cơ thể bị cảm nắng, gió, vi khuẩn..., sức đề kháng của cơ thể giảm sút, sức đề kháng của mắt cũng giảm. Vì vậy nước mắt phân tiết bị giảm không thoát ra được dễ tạo môi trường cho vi khuẩn nảy nở, gây cản trở cho việc trao đổi chất thông thường ở giác mạc nên dễ làm cho vi khuẩn gây bệnh ở mắt.
Học sinh tiểu học, trung học đang trong thời kỳ phát triển, nhãn cầu mắt vẫn chưa định hình ổn định hết chức năng, nếu đeo kính không hợp số sẽ gây tổn thương của sự hình thành thị lực tốt cho mắt, thậm chí còn làm cho mi mắt trên xệ xuống, giác mạc viêm sưng. Mặt khác ý thức giữ gìn sức khỏe và vệ sinh của học sinh còn kém, nếu đeo kính mà không có ý thức giữ sạch dễ dẫn đến nhiễm trùng mắt.
Người hay tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là những chất có tính axit, tính lên men. Bởi vì kính râm sẽ cản quang dễ dính các hợp chất này, trực tiếp và gián tiếp tác động kích thích mắt vì thế kính mũ bảo hộ lao động thường làm kính trắng.
Những người tiếp xúc nhiệt độ cao, điện trường cao, phản xạ cao cũng cần chú ý. Vì nhiệt độ cao và điện trường phóng xạ dễ kích thích tới kính cản quang nếu đeo sát vào mắt sẽ gây tác động tới mắt.
(Theo Đại Đoàn Kết)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet