Nội dung
8 kiểu thông minh của một đứa trẻ

Dưới 6 tuổi, trẻ đã có thể bộc lộ khả năng của mình, qua ngay từ cách chơi - Ảnh: wordpress.com

Ép con học, ngồi cạnh bàn giám sát con, chị Lan (quận 10, TPHCM) mệt mỏi căng thẳng vì cảm thấy Bim không thích học. Chị bàn với chồng cho bé đi học thêm. Bim không thích đọc bài trong sách, chỉ thích đọc truyện tranh và vẽ lại hình. Không chỉ vẽ trên giấy, cô bé còn vẽ nguệch ngoạc lên tường, sàn nhà khiến bố mẹ phải thường xuyên mắng. Bé được giải trong một cuộc thi vẽ dành cho thiếu nhi nhưng chị Lan vẫn lo lắng: “Nó cứ mải chơi như thế, chả hiểu sau này có làm nên trò trống gì không?”

Chị Hà (quận 3, TP HCM) cũng phiền não khi cậu con lớp 4 có vẻ không hào hứng với việc học. Để được ra ngoài chơi, bé Tép thường làm bài rất nhanh đến mức cẩu thả. Chữ viết nghiêng ngả, kết quả bài toán thường bị ghi nhầm. Muốn con ham đọc sách để học giỏi, chị Hà mua nhiều sách về ép con đọc. Đọc được một lần, Tép cắt ra gấp hình chơi. Đồ chơi bố mẹ mua hôm trước, hôm sau Tép đã tháo tung ra và rồi tỉ mẩn ngồi lắp lại khiến chị Hà thỉnh thoảng phải than lên: "Sao mà nó ngố thế".

Có 21 năm kinh nghiệm làm việc với phụ huynh và con trẻ, bác sĩ Thái Thanh Thủy (trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM) nhận xét, tâm lý chung của phụ huynh thường đánh giá sự thông minh ở trẻ thông qua khả năng ghi nhớ, logic, toán học, tính toán các con số. Theo bà, điều này không sai nhưng chưa đủ. Chỉ tập trung vào toán học, cha mẹ vô tình bỏ qua các loại tố chất, năng khiếu khác của trẻ.

Đánh giá một đứa trẻ không thông minh khi bé không làm tốt các phép tính hay thất bại trong các trò chơi logic là quan niệm sai lầm. Theo thuyết Thông minh đa chiều, trẻ không chỉ có một mà có đến 8 loại hình thông minh khác nhau. Đó là thông minh ngôn ngữ, thông minh logic toán học, thông minh về không gian, thông minh về âm nhạc, thông minh về tự nhiên, khả năng vận động cơ thể, năng lực tương tác, năng lực tự nhận thức bản thân.

Giáo sư, tiến sĩ, nhà tâm lý học, nhà giáo dục Thomas Amstrong, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Phát triển con người của Mỹ, cho rằng ngay từ khi sinh ra, mỗi đứa trẻ đã có đủ 8 loại hình thông minh này. Trong đó, trẻ có thể nổi trội đặc biệt ở một hoặc một vài khả năng nào đó. Vì thế, làm cha mẹ hiện đại chính là việc hiểu loại thông minh của trẻ, nhận ra năng khiếu, giúp con phát triển đúng hướng và tăng khả năng tự tin, bản lĩnh cho bé. 

Để nhận biết và phát triển năng khiếu của trẻ, trước tiên, cha mẹ phải nắm vững đặc điểm và biểu hiện của mỗi loại trí thông minh. Ví dụ, thông minh tương tác là trẻ dễ dàng kết bạn, có khả năng lãnh đạo, có thể thường xuyên đầu têu ra các trò nghịch ngợm, biết đồng cảm và quan tâm đến người khác, có thể giải quyết tốt các mâu thuẫn. Đây chính là những phẩm chất của người quản lý, giám đốc, hiệu trưởng, nhà tâm lý, luật sư trong tương lai.

Thông minh vận động là những đứa trẻ hiếu động, có khả năng điều khiển các hoạt động của thân thể và thao tác cầm nắm các vật thể một cách khéo léo. Điển hình cho dạng thông minh này là các vận động viên thể thao, thợ may, thợ mộc, thợ cơ khí, bác sĩ phẫu thuật.

Thông minh về không gian là khi bé giàu trí tưởng tượng, dễ bị thu hút bởi các bức tranh, hình ảnh, thích vẽ, thích xem phim ảnh, hình ảnh trực quan, thích xếp hình khối. Nếu trí thông minh về không gian được phát huy, bé sẽ trở thành một kiến trúc sư, nhiếp ảnh, nghệ sĩ, phi công và kỹ sư cơ khí giỏi trong tương lai.

Bên cạnh hiểu đặc điểm của các loại trí thông minh, cha mẹ cần biết sự phát triển bình thường ở trẻ theo từng độ tuổi để phát hiện ra trí thông minh nổi trội của con. Ví dụ, trẻ 2-4 tuổi là bình thường nếu có thể xâu hạt, cầm viết, vẽ hình tròn, biết lắng nghe kể chuyện, biết nói câu đơn giản, biết luân phiên trong đối thoại và chơi. Nếu trẻ có khả năng nào vượt trội so với những hành vi bình thường của lứa tuổi thì cha mẹ hoàn toàn có thể hy vọng ở trí thông minh đó của trẻ. Hoặc cha mẹ cũng không thể đòi hỏi một đứa trẻ mới 4 tuổi phải biết viết chữ đẹp, thấy con chưa viết được thì đã sợ con dốt.

Để trẻ có thể phát huy tối đa trí thông minh của mình, bác sĩ Thanh Thủy khuyên, cha mẹ hãy để trẻ phát triển tự nhiên chứ không bắt buộc phải gò ép một loại trí thông minh nào đó theo ý muốn của cha mẹ. Mỗi đứa trẻ đều có những năng khiếu nhất định và hoàn toàn có thể dẫn đầu trong lĩnh vực trí thông minh của mình. Việc phát hiện sớm bé sở hữu loại hình trí thông minh nào có thể giúp con định hướng đúng và thành công trong tương lai. Cha mẹ hãy yêu quý và lạc quan hơn về những năng lực hiện có của bé.

Mẹ nên dành thời gian quan sát con khi chơi. Trẻ thường bộc lộ cảm xúc và khả năng rất rõ ràng khi chơi đùa. Hãy để ý xem bé thích chơi trò ngôn ngữ, vẽ tranh, chơi các hình khối, hát hò hay đếm số. Thích chơi chung với người khác hay một mình. Cho trẻ thử qua nhiều loại trò chơi, đồ chơi khác nhau và hãy để bé tự xoay sở, khám phá khi chơi. Sự can thiệp của cha mẹ chỉ nên mang tính chất định hướng, gợi mở vấn đề. Bên cạnh đó, việc khuyến khích bé thể hiện, tự do trình bày cũng sẽ giúp bé tự tin và hiểu rõ bản thân mình hơn. Bé cũng sẽ hạnh phúc hơn khi được tự do làm điều mình thích.

Trí thông minh của trẻ chịu tác động bởi ba yếu tố: Di truyền, môi trường sống như dinh dưỡng và giáo dụcTrong khi di truyền là yếu tố không can thiệp được thì cha mẹ hoàn toàn có thể tác động vào hai yếu tố dinh dưỡng và giáo dục để giúp bé phát triển tốt hơn. Bổ sung dinh dưỡng đúng, đầy đủ được ví như tạo nền tảng, điều kiện tốt để trẻ phát triển các loại hình thông minh của mình. Còn việc phát hiện, tối ưu nhất loại hình thông minh của trẻ phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ. 

Hành vi tính cách của trẻ phát triển bình thường 0-6 tuổi

Kim Kim

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm