Nội dung

Dạy bé theo hai cách dưới đây không chỉ giúp bé hiểu được sự an toàn giữa xung quanh toàn là xe hay giữa thiên nhiên, mà còn giúp bé phát triển khả năng tự chủ. Cả hai cách đều đòi hỏi bạn phải giảng giải và thực hành nhiều lần trước khi bé được tự làm. Bạn có thể thực hành trong bãi đậu xe trống hoặc những đoạn đường vắng.

Mẹ có thể chạm vào con

Cách này được áp dụng khi bạn và bé cùng đi bộ ở đường có nhiều xe, trên vỉa hè hoặc tại các trung tâm mua sắm. Mục đích là giữ cho bé đủ gần bạn, để bạn có thể dễ dàng kiểm soát được bé. Hầu hết các em bé đều muốn được coi là “trưởng thành”: có thể đi bộ mà không phải nắm tay cha mẹ. Được tự đi một mình sẽ là phần thưởng cũng như kết quả tự nhiên của việc bé đi bộ thành thạo.

Hãy giải thích cho bé rằng bé sẽ được tự đi mà không cần nắm tay bạn khi bé ở đủ gần bạn để bạn có thể dễ dàng tóm lấy bé. Tuy nhiên, nếu bé chạy trước hoặc bé lại gần chỗ nguy hiểm, bé sẽ phải nắm tay bạn khi bạn đếm đến 20, sau đó được thử bỏ tay ra. Đây là con số vừa đủ đê các bé thực hành việc tự kiểm soát.

Bạn nên chú ý để khoảng cách giữa bé và bạn không xa hơn chiều dài một cánh tay. Khoảng cách này đủ để bạn tóm lấy bé khi cần thiết.

Hãy đánh giá sự thành công của bé nhiều lần trong thời gian đi bộ bằng cách chạm nhẹ tay lên vai bé và nói: "Xem này, mẹ có thể chạm vào vai của con. Con rất ngoan vì đã cho đi bộ theo cách này".
 
Đi tự do

Bạn có thể cho bé đi bộ tự do trên những con đường mòn, tại các công viên, bãi biển, hoặc bất cứ nơi nào không có xe qua lại. Đặt một chiếc mũ hoặc khăn trên một nhánh cây phía trước làm ranh giới để bé đi đến đó. Đi bộ tự do nhưng bé vẫn phải tuân theo những quy tắc nhất định.

2 cách dạy bé đi bộ an toàn

Bé có thể đi bộ tự do ở chỗ không có xe qua lại - Ảnh: Neilneil

Bạn hãy nói cho bé biết: “Mẹ đặt chiếc mũ trên nhánh cây bên đường để giới hạn độ xa mà con được phép đi. Vì ở đây không có xe, con có thể đi bộ mà không nắm tay của mẹ, miễn là con dừng lại ở cái mũ và chờ mẹ. Con cũng có thể chạy quay trở lại với mẹ, đi nhanh hay chậm, hay dừng lại và ngắm nhìn cảnh vật.

Bạn hãy nói cho bé ý nghĩa của việc làm này và bạn đang chuẩn bị cho bé lần đầu tiên được vượt qua giới hạn mà bạn đã quy định. Nắm lấy tay bé và đưa bé quay trở lại nơi cả gia đình đang đi bộ cùng nhau. Không đếm cho đến khi bạn quay trở lại với mọi người trong gia đình. Lúc này, có thể đếm đến 20 và nói dứt khoát: Bây giờ con có thể thử lại lần nữa, con có thể đi và không cần cầm tay mẹ, miễn là con dừng lại ở chỗ cái mũ kia.

Khi một đứa trẻ được dạy cách tự kiểm soát, bé sẽ hiểu làm thế nào để áp dụng nó trong các tình huống khác nhau. Và khi bé được đưa ra ranh giới rõ ràng và được giao chịu trách nhiệm cho sự an toàn của chính mình, bé có xu hướng ở lại gần bạn hơn là bạn nghĩ.

Kim Kim (Theo Circle of Moms)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Nâng sức vóc cho trẻ từ những năm đầu đời

Đầu tư chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý từ những năm tháng đầu đời sẽ giúp bé tăng trưởng chiều cao, tăng cân khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của bé khi trưởng thành.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm