Nội dung

18 năm qua, chị Mai Anh gần như một mình "độc bước" trên con đường can thiệp trị hội chứng tự kỷ cho cậu con trai cả. Nhiều lúc, chị đã rơi vào trạng thái tuyệt vọng, muốn buông xuôi vì cảm thấy cố gắng đến chừng nào thì bé Nguyễn Trung Hiếu - con chị cũng không thoát khỏi hội chứng ấy!

Nhưng chính tình mẫu tử không cho phép bản thân chị ngục ngã. Chị bảo, nếu ngày trước đứng lại, có lẽ "lỗ thủng" trong con vĩnh viễn không thể khâu lành, thậm chí sẽ rách to hơn.

Thất vọng khi biết chứng tự kỷ không thể chữa khỏi

Bé Hiếu sinh ra được độ 6 - 7 tháng, chị Mai Anh đã phát hiện con có điều gì đó bất thường như không biết giao tiếp bằng mắt, không có khả năng phản xạ khi mẹ gọi tên... Dù vậy, chị không thể đoán được vấn đề nghiêm trọng của con là gì? Mỗi ngày bé Hiếu lớn khôn, chị Mai Anh lo lắng nhiều hơn, nhất là khi bé 2 tuổi vẫn chưa biết nói. Vì vậy, chị quyết định cho con đi khám.

18 năm khâu lỗ thủng cho con trai mắc chứng tự kỷ của người mẹ hà thành

Với sự cố gắng không ngừng nghỉ, chị Nguyễn Mai Anh (Hoàng Mai- Hà Nội) đã "thành công" trong liệu trình can thiệp chứng tự kỷ cho cậu con trai.

"Sau nhiều lần kiểm tra, bác sĩ kết luận con tôi mắc chứng tự kỷ. Khi đó, tôi đơn giản nghĩ con có bệnh thì tìm phương pháp chữa trị. Vì vậy, tôi nhanh chóng tìm hiểu hội chứng tự kỷ bằng cách đọc sách báo và đến thăm các gia đình có trẻ tự kỷ. Sau một thời gian, tôi biết được hội chứng này không thể khỏi, nó sẽ đi theo con tôi suốt cuộc đời. Thực sự, tôi đã tuyệt vọng và sợ hãi khi nghĩ về tương lai của con", chị Mai Anh nghẹn ngào nhớ lại.

Dù bất ngờ với sự nghiêm trọng của chứng tự kỷ, chị Mai Anh vẫn cố gắng lấy lại tinh thần và bình tĩnh tìm cách giải quyết cứu bé Hiếu. Chị kể, thời điểm đó, xã hội rất ít người biết về hội chứng tự kỷ nên chỉ còn cách tự mình cứu lấy con mình với hi vọng: Con sẽ tiến bộ hơn. Nhưng chị không phải là chuyên gia hay bác sĩ tâm lý. Vì vậy, gần năm trời chị luôn chịu bất lực trong câu chuyện can thiệp giúp con.

18 năm khâu lỗ thủng cho con trai mắc chứng tự kỷ của người mẹ hà thành

Mỗi ngày bé Hiếu lớn khôn, chị Mai Anh lo lắng nhiều hơn, nhất là khi bé 2 tuổi vẫn chưa biết nói

"Vì con, tôi trở thành học sinh trong lớp dành cho trẻ tự kỷ"

Để tìm ra phương pháp can thiệp đúng, chị Mai Anh quyết định tạm gác công việc nhà nước, dành thời gian đến các lớp học chuyên biệt.

Chị cho hay: "Năm đó, Hà Nội chưa có nhiều lớp học chuyên biệt của trẻ tự kỷ. Vì vậy, tôi đành lựa chọn cách thức tìm lớp tự kỷ và đăng ký trở thành học sinh. Sau đó, tôi mang kiến thức đã tiếp thu về dạy lại con. Thậm chí, ai mách ở đâu có lớp học dạy trẻ tự kỷ, tôi liền tìm đến và thuyết phục giáo viên cho vào học".

Tuần nào cũng vậy, chị Mai Anh chăm chỉ đến lớp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, không có tiền mua đồ chuyên dụng dạy con, chị đã tận dụng mọi đồ vật trong gia đình để làm giáo cụ. Ví như dùng hạt na, khuy áo để bé Hiếu phân loại hạt; thắp nến cho bé thổi tập lấy hơi; dùng tất cũ bỏ đồ vật vào trong để nhận biết từng thứ.

18 năm khâu lỗ thủng cho con trai mắc chứng tự kỷ của người mẹ hà thành

Hiếu bên cạnh bố mẹ và em trai

Hiếu lên 7, chị Mai Anh xin cho con vào học lớp 1 tại một trường công lập với mong muốn có thể hoà nhập với xã hội nhưng không hiệu quả. Chị quyết định để Hiếu ở nhà. Vài hôm, chị thấy nếu để con ở nhà, bé sẽ không tiến bộ.

Vì vậy, chị và một số cha mẹ có con tự kỷ đã thành lập một nhóm rồi nhờ giáo viên chuyên biệt đến dạy. Hằng ngày, các mẹ thay nhau trợ giảng cùng cô, nấu cơm cho các con và ghi chép sự tiến bộ của từng bé.

Năm Hiếu 13 tuổi, nhận thấy việc học nhóm không còn phù hợp, chị Mai Anh cho con về nhà và mời giáo viên dạy Hiếu chơi đàn piano và vẽ tranh.

Biến lo lắng về tương lai của con thành... hành động

Hiếu đến tuổi lớn, nhiều hành vi lại bùng nổ. Người mẹ đã nén nước mắt vào trong, chạy vạy khắp nơi tìm phương pháp can thiệp mới để con dần ổn định trở lại. Hiện tại, Hiếu đã trưởng thành lên rất nhiều, biết giúp mẹ việc nhà và thường xuyên viết nhật ký.

18 năm khâu lỗ thủng cho con trai mắc chứng tự kỷ của người mẹ hà thành

Hiện tại, Hiếu đã trưởng thành lên rất nhiều, biết giúp mẹ việc nhà và thường xuyên viết nhật ký.

Nhắc tới câu chuyện tương lai xa, chị Mai Anh tâm sự: "Những ai có con mắc chứng tự kỷ đều có chung nỗi lo lắng cho tương lai sau này của con. Họ sợ sẽ có ngày xa con, ai là người chăm sóc đứa trẻ ấy! Nhưng tôi khác họ, đã biến chính nỗi lo sợ thành hành động. Tôi đã và đang nỗ lực tích cực can thiệp cho con, chăm chỉ làm nụng để con được sống trong môi trường tốt nhất có thể".

Dù con không thể bình thường trở lại, nhưng với chị Mai Anh chỉ vậy là an yên. Mong rằng, cuộc sống của Hiếu sẽ mãi nhẹ nhàng giống những bản nhạc do chính tay em "vẽ lên".

18 năm khâu lỗ thủng cho con trai mắc chứng tự kỷ của người mẹ hà thành 18 năm khâu lỗ thủng cho con trai mắc chứng tự kỷ của người mẹ hà thành 18 năm khâu lỗ thủng cho con trai mắc chứng tự kỷ của người mẹ hà thành

Theo Vân Anh (Khám phá)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm