Nội dung

Trẻ sơ sinh mới ra đời có khả năng miễn dịch đối với nhiều loại bệnh do được nhận kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên khả năng miễn dịch này chỉ kéo dài từ 1 tháng đến 1 năm và không phải loại bệnh nào trẻ cũng nhận được kháng thể từ mẹ như bệnh ho gà. Nếu mẹ không lưu ý cho bé tiêm phòng đầy đủ thì cơ thể của bé sẽ không thể chống lại được bệnh tật.

Dưới đây là tổng hợp những mũi tiêm quan trọng nhất trong cuộc đời bé mà mẹ phải biết

Viêm gan B:

Trẻ thường được tiêm mũi đầu tiên Viêm gan B ngay từ khi mới sinh trước khi xuất viện.  Mũi tiếp theo được tiêm sau đó 1 đến 2 tháng, mũi thứ 3 tiêm ít nhất sau mũi thứ 2 8 tuần và không quá 16 tuần sau mũi đầu tiên. Mũi thứ 3 và mũi 4 mẹ không được phép để bé trên 2 tuổi mới tiêm vì lúc đó thuốc không còn tác dụng. Đối với các bé có phản ứng dương tính với virus viêm gan B có thể tiếp nhận từ cơ thể mẹ, mỗi liều tiêm của bé là 0,5ml trong vòng 12 giờ sau sinh và với những em bé này cần thiết trước mỗi lần tiêm phải xét nghiệm kháng thể virus viêm gan B. Hiện nay liều tiêm Viêm gan B được phép tổng hợp trong mũi tiêm tổng hợp 6 trong 1 phổ biến.

Rota tiêu chảy:

Virus Rota gây nên bệnh tiêu chảy cấp ở các bé sơ sinh. Lịch của loại vắc xin này là 2 ống, lần lượt cho bé uống từ 2 đến 4 tháng tuổi. Loại thuốc này được sản xuất ở dạng lỏng để uống. Liều uống đầu tiên mẹ nhất định phải cho con uống chậm nhất là trước 14 tuần tuổi 6 ngày, chỉ cần bước sang tuần thứ 15 thôi là loại vắc xin này sẽ không còn tác dụng nữa mẹ nhé.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván:

Vắc xin cho những loại bệnh này còn được gọi chung là liều tiêm DtaP (Diththeria: Bạch hầu, : uốn ván, và : ho gà.) Ba liều này hiện nay cũng được gộp chung trong mũi tiêm tổng hợp. Một liệu trình tiêm đầy đủ của loại vắc xin này tổng cộng là 5 mũi, trong đó các mũi được tiêm theo thứ tự lần lượt khi bé được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, từ 15 đến 18 tháng tuổi và mũi cuối cùng từ 4 đến 6 tuổi. Liều cuối cùng sẽ không còn tác dụng nếu mũi tiêm thứ 4 của bé là lúc bé từ 4 tuổi trở lên. Do vậy lưu ý đến lịch tiêm chủng cũng là điều đặc biệt quan trọng mẹ nhé.

 10 mũi tiêm vắc xin trẻ không thể bỏ qua trong đời

 Liều cuối cùng của mũi bạch hầu - ho gà - uốn ván sẽ không còn tác dụng nếu mũi tiêm thứ 4 của bé là lúc bé từ 4 tuổi trở lên. (Ảnh minh họa)

Cúm Haemophilus influenzae nhóm B (Hib):

Trẻ em từ 12 đến 59 tháng tuổi thuộc nhóm rất dễ bị nhiễm loại virus cúm này, gây nên bệnh viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi ở trẻ. Thời điểm tiêm cho loại vắc xin này là khi bé 2 tháng tuổi cho mũi đầu tiên, lần lượt tiếp theo là 4 tháng, 6 tháng, 12 tháng và đến 15 tháng tuổi.

Phế cầu khuẩn liên hợp: Vắc xin Pneumococcal.

Vắc xin này được chia làm 2 loại: PCV13 cho trẻ từ 6 tuần tuổi và PPSV23 cho trẻ từ 2 tuổi trở lên trong đó phổ biến hơn cả là vắc xinPCV13 và sốt nhẹ.

Bại liệt:

Đây là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của bé. Mũi đầu tiên có thể được tiêm khi bé được 6 tuần tuổi. Mũi tiêm này cũng có thể được nằm trong mũi tổng hợp giống như viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Các mũi tiếp theo lần lượt khi bé được 4 tháng tuổi, từ 6 đến 18 tháng tuổi và mũi cuối cùng từ 4 đến 6 tuổi.

Vắc xin cúm:

Vaccine phòng bệnh cúm thường được tiêm vào các mùa thu trong năm. Các bà mẹ được khuyến nghị, nên tiêm loại vaccine này cho con ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên

Sởi, quai bị, rubella (MMR):

Vắc xin này cần được tiêm khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và được nhắc lại khi trẻ được từ 2 đến 4 tuổi.

Viêm gan A:

Vắc xin viêm gan A bao gồm 2 mũi tiêm cho trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi. Nếu mũi đầu tiên bé được tiêm trước 24 tháng thì mũi thứ 2 sau 6 đến 18 tháng. nên mẹ lưu ý cho bé được tiêm phòng đầy đủ nhé.

Thủy đậu:

Thủy đậu là căn bệnh gây phát ban do virus thủy đậu gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu ở độ tuổi 12 đến 15 tháng, và nhắc lại khi được 4 đến 6 tuổi.

Một số lưu ý cho mẹ sau khi tiêm cho bé:

- Ngồi lại 30 phút theo dõi sau khi tiêm

- Tiếp tục theo dõi bé có sốt cao trong vòng 72 giờ

- Mẹ nên sử dụng một số mẹo nhỏ để làm cho vết tiêm của bé đỡ nhức như chườm lạnh và xoa nhẹ và vết tiêm.

Chúc bé luôn khỏe để mẹ luôn vui nhé!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm