Nội dung

Tắm là một hoạt động rất thú vị với trẻ. Hơn nữa tắm gội hằng ngày là một thói quen vệ sinh cần được xây dựng từ bé. Bé nào cũng thích tắm vì được ngâm mình trong nước là được quay lại với cảm giác êm ái, yên ấm như khi còn trong bụng mẹ.

Ngay từ khi mới sinh, nên duy trì thói quen tắm ngày một lần, vừa để giữ vệ sinh, vừa để cơ thể bé được mát xa, kích thích, giúp bé mau lớn, vừa để bé được thư giãn không bị căng thẳng. Tắm xong, uống sữa ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng hay được mẹ ru bé sẽ ngủ ngon lành cả đêm.

Giờ tắm cũng thành giờ học kiến thức cho trẻ, chỉ cho bé biết các bộ phận trên cơ thể, để bé tự xoa xà phòng, kỳ cọ, tự khám phá cơ thể, sau này khi bị đau ở đâu bé biết chỉ, nói cho bố mẹ biết.

Lớn hơn bé có thể tự chơi trong bồn tắm, mỗi ngày một hoạt động khác nhau, để bé vừa học vừa chơi, thư giãn. Dưới đây là 10 hoạt động đơn giản nhưng rất vui mà lại không tốn kém để giúp bé luôn thích tắm:

Trò chơi khi tắm giúp bé phát triển trí tuệ
Ảnh minh họa: Evespecial.com.

1. Ếch nhảy lên lá sen: Mua một con ếch cao su, đặt một cái đĩa nhựa nổi trên mặt nước làm lá sen. Kể chuyện về chú ếch con hay hát bài hát về chú ếch sau đó làm động tác chú ếch đi bơi, mệt quá nhảy lên lá sen nghỉ. Sau đó để bé tự chơi.

2. Vịt mẹ vịt con. Mua hai chú vịt cao su. Hướng dẫn bé, vịt mẹ bơi trước, vịt con bơi theo đằng sau. Hai tay hai con vịt làm theo. Vịt mẹ bơi nhanh, vịt con cũng bơi nhanh. Vịt mẹ bơi chậm, vịt con cũng bơi chậm. Vịt mẹ vòng sang trái, vịt con cũng vòng sang trái... Bé vừa chơi vừa học điều khiển hai tay như nhau, giúp kích thích cả hai bán cầu não.

3. Mưa to rồi. Chai nhựa nhỏ, lấy kim chọc mấy lỗ ở đáy. Hướng dẫn trẻ lấy nước đầy chai, giơ cao lên, vừa chơi vừa hát hay đọc thơ liên quan đến trời mưa. Trời mưa to không lo ướt áo, trời mưa nhỏ lấy cỏ mà che. Hay trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng...

4. Chìm hay nổi? Chọn cho bé mấy đồ như bóng bàn, bi ve, bóng cao su, bóng gỗ... tất cả hình tròn. Để cho bé quan sát, có thứ chìm, có thứ nổi. Lấy tay ấn quả bóng nhựa xuống để cho chìm rồi thả tay để cho nổi lên để bé quan sát. Từ chìm và nổi chỉ nên giới thiệu khi bé đã trải nghiệm. Không nói trước, cũng không nói khi chính bạn đang hướng dẫn. Để bé tự suy nghĩ trước về điều đó khi tự tay bé làm. Đó là khám phá của bé.

5. Mua bộ các động vật biển, giúp bé học tên các con vật, tên các bộ phận trên một con vật, con gì bơi, con gì bò...

6. Đong nước. Bạn cần một chai nhựa nhỏ, một cái phễu, một cái cốc bé, để bé tự múc nước, đong, đếm xem mấy ca thì đầy chai, khi bé làm tốt chuyển sang rót không cần phễu.

7. Cốc to cốc nhỏ. Chọn hai cái cốc to nhỏ rõ ràng cho bé thử đong nước bằng cốc bé, rót vào cốc to, có đầy không nhỉ? Làm ngược cốc to sang nhỏ, ôi tràn cả ra ngoài, sao thế nhỉ? Để bé tự khám phá.

8. Đua thuyền. Hướng dẫn bé làm thuyền bằng xốp hay bọt biển, dán hình tam giác vào một que tăm, cắm làm cờ. Làm hai cái rồi chơi đua thuyền. Cả hai tay làm sóng để cho thuyền đi.

9. Bong bóng xà phòng. Chậu tắm với rất nhiều bọt xà phòng để con thỏa thích khám phá, chơi tự do tưởng tượng, làm ảo thuật với các đồ vật hay xới cơm vào bát, hay làm bánh ga tô...

10. Đi thuyền. Bạn cần một cái đĩa nhựa, nắp chai các màu. Để đĩa nổi trên mặt nước, nhặt nút chai để lên thuyền vừa đếm xem được bao nhiêu nắp chai thì thuyền nặng quá chìm.

Mỗi ngày bé chỉ chọn một hoạt động để bé có thể tập trung và hiểu được ý nghĩa của hoạt động đó. Bạn có thể để bé tắm một mình nhưng luôn để ý bé để trợ giúp kịp thời. Nếu bé không thích một mình hãy chơi cùng con vì bạn đang giúp con học qua các trò chơi đơn giản trên.

Lê Mai Hương
Nhà giáo Montessori

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Cách chăm bé mới khỏi bệnh

Con em được 9,5 tháng, nặng 8,5kg, cao 72cm. Bé vừa khỏi bệnh tiêu chảy nhiễm trùng thì lại bị chàm. Trước đó, bé ho và sổ mũi rất lâu, uống thuốc liên tục.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm