Nội dung

Theo chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, để chuẩn bị cho con tự tin khi bước vào lớp một, phụ huynh có thể cùng bé rèn luyện một số kỹ năng có ích cho việc học của bé sau này. 

1. Tăng cường khả năng đọc

- Đọc sách cho bé hàng ngày, khi đọc từ nào thì lấy tay chỉ vào từ đó. Ví dụ, nói “cá” thì chỉ cho trẻ xem từ “cá” và hình ảnh con cá minh họa. Với cách này, trẻ sẽ tăng cường khả năng đọc thông qua mối liên hệ giữa từ ngữ và hình ảnh.

Trò chơi giúp trẻ tự tin vào lớp một
Thông qua các trò chơi, cha mẹ có thể tập cho con những kỹ năng cần thiết để bé không bỡ ngỡ khi bước vào môi trường học đường. Ảnh: Thi Trân.

- Nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ đơn giản và có tính mô tả càng tốt. Nên nói về những điều bé quan tâm; mô tả các giác quan và những gì có thể nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm, thấy; mô tả các động tác của trẻ khi cử động. Một số trò chơi như mẹ con cùng đóng kịch, tập kể chuyện…

- Phản hồi những hành động và âm thanh phát ra từ trẻ. Khuyến khích bé lặp lại và đừng quên mỉm cười vui vẻ với con. Có thể cho bé chơi trò bắt chước, thực hiện hoạt động trước gương để bé nhìn thấy hình ảnh của mình và làm theo.

2. Luyện khả năng viết

- Cho trẻ tô màu, tô chữ.

- Nặn tượng, xếp hình, cắt dán.

3. Học toán qua các trò chơi

- Để rèn kỹ năng đếm cho trẻ, cha mẹ hãy cùng con đếm mọi vật xung quanh như: Số bát trên bàn ăn, số người trong gia đình, xe qua lại trên đường…

- Phân loại đồ vật: Giúp trẻ học cách phân loại đồ vật như xe cộ, sách vở, đồ chơi hoặc những đồ vật mà trẻ thích. Hãy phân loại theo nhiều cách khác nhau, như theo kích cỡ, màu sắc, vật liệu, chức năng, hình dạng, số bánh xe.

- Nhận biết thời gian: tập nhìn đồng hồ, quy định số phút cho mỗi trò chơi, thi xem ai nhanh hơn.

- Gọi tên hình dạng đồ vật: Cha mẹ mô tả hình dạng các vật xung quanh nhà như tivi hình chữ nhật, cái bát hình tròn, ô cửa hình vuông; đố trẻ đi tìm các vật có hình tròn, hình vuông…

Khi cùng chơi với con, cha mẹ cần lưu ý:

- Mỗi trẻ có sở thích khác nhau nên hãy quan sát xem trẻ thích chơi loại trò chơi nào mà có cách ứng dụng cho phù hợp.

- Thời gian chơi cần phù hợp với giờ giấc sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ của trẻ.

- Vừa chơi vừa nói chuyện vui vẻ cùng con.

- Đề cao chất lượng chơi hơn thời lượng chơi.

- Trong quá trình áp dụng phương pháp trên, đòi hỏi sự sáng tạo và kiên nhẫn.

- Tình yêu thương của cha mẹ là nhân tố quan trọng nhất giúp bé hình thành sở thích học hỏi.

Thi Trân

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Dạy trẻ 3-5 tuổi không ích kỷ

Giai đoạn này không nên để trẻ sống tách biệt bạn bè, đừng để bé tự cho mình quyền sở hữu đồ chơi chung, nếu không sẽ tạo ra cảm xúc ích kỷ, hẹp hòi, kiêu ngạo…

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Bí quyết giúp mẹ duy trì nguồn sữa cho bé

Theo khuyến cáo của WHO, việc duy trì nguồn sữa mẹ đến 24 tháng cho bé không phải là chuyện "mong là được". Chế độ ăn uống đủ chất của người mẹ và sự giúp sức của những thành viên trong gia đình sẽ giúp trẻ được bú mẹ lâu hơn.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm