Vào tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Thông thường, các bé sẽ đi khoảng từ 5-10 lần/ ngày, màu vàng sậm, phân sệt, tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy rất có thể là hệ tiêu hóa của bé đang có vấn đề.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy thường rất mệt mỏi. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phân trẻ sơ sinh có bọt và nhầy. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng này:
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Hiện tượng đi ngoài kèm bọt và nhầy thường có thể là do nguyên nhân trẻ bị các vi khuẩn đường ruột xâm nhập như Shigella, Staphylococcus, Salmonella, E.coli hay Campylobacter. Nếu như nặng hơn, bé có thể sẽ bị chuột rút, sốt. Bố mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ để được khám chữa kịp thời.
- Hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện
Chức năng đường tiết niệu và đường ruột của các bé sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên dẫn đến tình trạng trẻ di ngoài có bọt. Nếu như trong phân của bé hơi lỏng, kèm theo dịch nhầy và bọt thì khả năng là trong đường ruột của các bé bị kích thích và vẫn chưa tiêu hóa hết lượng đường có trong sữa.
- Hội chứng hấp thu chất dinh dưỡng kém ở trẻ
Một số trẻ gặp phải hội chứng kém hấp thu cũng dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt và nhầy bởi chất dinh dưỡng vẫn chưa được tiêu hóa hết.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy cần phải thật cảnh giác. (Ảnh minh họa)
- Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa
Khi bé bị dị ứng protein trong sữa hoặc thành phần nào đó có trong sữa cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt và nhầy, kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra, bé cũng có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài có màu trong phân. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng sữa cũng có thể gây sưng, phát ban và khó thở.
- Chế độ dinh dưỡng và ăn uống của mẹ
Hầu như trẻ sơ sinh đều bú sữa mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bé. Nếu như mẹ ăn những loại thức ăn nhuận tràng, sẽ khiến bé bị đi ngoài có bọt.
- Thay đổi chế độ ăn đột ngột
Nếu như bé đang bú sữa mẹ rồi đột ngột chuyển qua uống sữa công thức cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng bé bị đi ngoài do không quen, hợp với các loại sữa thông thường mà bé vẫn hay bú. Bên cạnh đó, việc ăn dặm quá sớm cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy do hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt, nhạy cảm, chưa quen các loại thực phẩm mới.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu chức năng ruột như hội chứng kích ruột cũng sẽ gây nên những hoạt động bất thường tại dạ dày và ruột.
Một số trẻ sơ sinh đi ngoài thường do các nguyên nhân từ đường ruột. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và bọt mẹ nên làm gì?
Khi gặp tình trạng phân trẻ sơ sinh có bọt và nhầy, mẹ cần phải xác định nguyên nhân để có hướng điều trị đúng cách. Bên cạnh việc cho bé đi khám bác sĩ, mẹ cũng cần tìm hiểu cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy tại nhà theo các phương pháp sau:
- Đảm bảo đủ chất lỏng cho bé: Để đảm bảo bé không bị mất nước, mẹ cần phải cho bé uống đầy đủ lượng chất lỏng cần thiết. Đảm bảo bé bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Cho trẻ bú bằng sữa mẹ: Trong sữa mẹ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng và có khả năng giúp bé tăng đề kháng cho bé. Ngoài ra, thường xuyên bú mẹ cũng giúp bé tránh được tình trạng mất nước khi đi ngoài.
Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để cung cấp đủ nước cho bé. (Ảnh minh họa)
- Thay đổi nhãn hiệu sữa công thức: Nếu như bé đang uống sữa công thức, mẹ cũng có thể nói chuyện với bác sĩ để thay đổi nhãn hiệu sữa cho bé.
- Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ: Đối với những bé bú sữa mẹ thì chế độ ăn cũng ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của các bé. Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài, mẹ cần ăn những loại thức ăn lành mạnh như rau, củ, quả và hạn chế những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
- Vệ sinh sạch sẽ: Sau khi bé đi ngoài, mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ tay, chân, mông, bẹn cho bé để giúp đảm bảo vi khuẩn không bị xâm nhập và gây bệnh. Ngoài ra, trước khi cho bé ăn, cũng cần phải vệ sinh bình sữa thật sạch sẽ.
- Để trẻ nghỉ ngơi: Khi trẻ đi ngoài thường khá mệt mỏi và hay quấy khóc, mẹ nên để bé nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái trong phòng kín gió, thoáng đãng và yên tĩnh.
Nếu như bé có các biểu hiện như sốt, đau bụng, chuột rút, chảy máu hoặc đi ngoài nhiều hơn 12 giờ kèm theo bỏ bú cần phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Không nên cho trẻ tự uống thuốc hoặc tự ý dùng các bài thuốc dân gian trị bệnh cho trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet