Không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nghẹt mũi còn khiến con khó ngủ, quấy khóc, lười ăn. Vậy đâu là phương pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi ở trẻ? Mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc cả hai lỗ mũi bị bít tắc do dịch nhầy hoặc có hiện tượng viêm nhiễm khiến trẻ bị khó thở, nhiều lúc phải thở bằng miệng. Nguyên nhân thường gặp nhất gây tình trạng nghẹt mũi là do trẻ bị nhiễm lạnh, ngoài ra trẻ cũng có thể bị nghẹt mũi do một số vấn đề khác như:
- Cảm cúm đi kèm với biếng ăn, lười bú, sốt nhẹ.
- Dị ứng: có thể là dị ứng bụi nhà, phấn hoa hoặc dị ứng với món ăn.
- Không khí quá khô do thời tiết hoặc do liên tục trong thời gian dài
- Niêm mạc mũi trẻ bị kích thích bởi tác nhân như nước hoa, khói thuốc lá, bụi,…
- Các bệnh do virus,...
- Có dị vật trong mũi, đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây ngạt, chảy máu mũi ở trẻ sơ sinh.
Phương pháp xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi
Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ phải thở bằng miệng nhiều hơn… dẫn tới dễ bị ho, viêm nhiễm đường hô hấp dưới… Vì thế, nếu không chữa đúng cách và kịp thời, những triệu chứng đơn giản ở mũi trẻ có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề, khiến việc chữa trị dai dẳng, dễ tái phát. Cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi:
Sử dụng nước muối Fysoline xanh ưu trương
Fysoline xanh là dung dịch nước muối ưu trương được sản xuất bởi Gifrer - Hãng dược phẩm hơn 100 năm kinh nghiệm với chứng nhận vô trùng loại A theo tiêu chuẩn CE tại châu Âu. Fysoline ưu trương không chứa chất gây co mạch, không phải kháng sinh nhưng có tác dụng giảm nghẹt mũi, khô mũi, an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi và trẻ nhỏ.
Thành phần của Fysoline xanh bao gồm: muối ưu trương Natri Clorid 2,3% có tác dụng hút nước ra khỏi tế bào và làm giảm phù nề niêm mạc mũi. Từ đó tăng cường chức năng nhung mao giúp làm mềm các gỉ mũi gây nghẹt, kết hợp cùng dòng chảy dung dịch sẽ đẩy dịch nhầy, gỉ… ra khỏi mũi làm thông thoáng đường thở nhanh và hiệu quả hơn so với nước muối sinh lý. Nồng độ 2,3% được khuyến nghị là nồng độ thích hợp nhất vừa có tính sát khuẩn cao vừa làm thông thoáng đường thở nhanh, an toàn, không gây sót hay kích ứng niêm mạc mũi của bé. Cùng với đó là thành phần natri hyaluronat 0,06% có tác dụng giúp duy trì và cấp ẩm niêm mạc, giảm khô mũi.
Có thể nói, Fysoline ưu trương là sản phẩm cực kỳ hữu ích cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh và gia đình, giúp các mẹ hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, thuốc gây co mạch khi không cần thiết, tránh được tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động hiện nay.
Hút mũi
Hút mũi cũng là một trong những phương pháp được nhiều mẹ áp dụng giúp hút dịch nhầy và làm sạch khoang mũi cho trẻ.
Trước khi hút mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý Fysoline ưu trương với mục đích làm loãng dịch nhầy trong mũi của trẻ như cách 1. Đồng thời, phải vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ để tránh nguy cơ làm cho tình trạng ngạt mũi của trẻ trở nên nặng hơn. Lưu ý cần hút đúng cách và không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Massage cánh mũi trẻ
Thao tác massage cánh mũi sẽ khiến trẻ dễ thở và không còn cảm giác khó chịu. Mẹ rửa sạch tay và dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ, day bấm nhẹ nhàng vào 2 bên cánh mũi của con. Mỗi ngày thực hiện vài lần sau khi nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương.
Nâng cao đầu khi ngủ
Mẹ có thể dùng một chiếc gối để dưới nệm để nâng cao đầu cho bé trong lúc ngủ và đặc biệt để trẻ ngủ với tư thế thoải mái. Điều này có thể làm giảm nghẹt mũi, giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang.
Tạo độ ẩm không khí trong phòng
Nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt, bé sẽ khó cải thiện được tình trạng ngạt mũi. Vì thế, bậc phụ huynh nên giữ phòng của trẻ trong một không gian sạch sẽ, thoáng đãng và có thể tăng độ ẩm bằng các thiết bị chuyên dụng.
Thông thường, tình trạng nghẹt mũi, khô mũi ở trẻ có thể dần hết sau vài ngày nếu được cha mẹ chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ và vệ sinh mũi bằng Fysoline xanh ưu trương kết hợp các phương pháp phụ trợ trên. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài nhiều ngày và mức độ ngày càng tăng, bé có biểu hiện khó thở, bỏ bú, cần phải đưa bé đến bệnh viện sớm để thăm khám tìm nguyên nhân gây bệnh chính xác và có hướng điều trị hiệu quả cho trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet