Sau khoảng 2 ngày khi tiếp xúc với virus cúm A, trẻ sơ sinh có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, những biểu hiện này thường kéo dài hơn cảm lạnh.
Trẻ sơ sinh bị cúm A thường dễ bị nhầm lẫn với cảm mạo thông thường. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cúm ATrẻ sơ sinh không biết nói nên thường biểu hiện qua tiếng khóc cùng một số dấu hiệu khác như:
- Sốt trên 39 độ C và sốt không rõ nguyên nhân.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan, mệt mỏi.
- Ho, sốt kéo dài hơn 2 tuần.
- Đau vùng tai, nặng ở mặt và đầu.
- Trẻ tiêu chảy hoặc nôn ói, mắt đỏ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn cần phải lưu tâm như da xanh tím tái, thở dốc, khó thở, trẻ tiểu són, tiểu ít, hôn mê, nôn ói liên tục... Khi nhận thấy các dấu hiệu này, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biến chứng của cúm A ở trẻ sơ sinhDo trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ càng bị suy giảm hơn, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, cúm có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Viêm đường hô hấp, liên quan đến viêm thanh quản, viêm họng, viêm phé quản, áp xe phổi...
- Viêm nhiễm ngoài hô hấp như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm tai giữa, đặc biệt là với trẻ có bệnh lý bẩm sinh.
- Tác động đến các cơ quan thần kinh như liệt nửa người, viêm tủy cắt ngang, viêm màng não, liệt thần kinh sọ não...
- Nếu trẻ bị nhiễm virus cúm A/H1N1 sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nếu nhiễm cúm A/H5n1 sẽ dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi nặng.
Khi bị cúm A, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh bị cúm A phải làm sao?Khi mắc cúm A, trẻ cần được đưa đến các bác sĩ Nhi khoa để được thăm khám và có các hướng dẫn cụ thể. Mẹ cần phải lưu ý rằng, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc điều trị nếu chưa có chỉ định của các bác sĩ. Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị cho trẻ tại nhà như:
- Để trẻ nghỉ ngơi giúp nhanh lấy lại sức.
- Dùng máy tạo độ ẩm để giúp hỗ trợ bôi trơn đường thở và giảm dịch nhờn do không khí khô giúp bé dễ thở hơn.
- Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên để cung cấp cho trẻ những kháng thể mà trẻ cần.
- Bổ sung thêm vitamin D bằng cách phơi nắng cho trẻ đúng cách để giúp tăng cường đề kháng.
- Nhỏ nước muối thường xuyên cho trẻ để làm lỏng chất dịch đờm, giúp trẻ cảm thấy dễ thở hơn.
- Mặc quần áo cho trẻ theo từng lớp để dễ dàng điều chỉnh và kiểm tra khi trẻ có dấu hiệu nóng lạnh thất thường.
- Người chăm sóc trẻ cần phải rửa tay thật sạch sẽ, trong và sau khi thay tã, vệ sinh cho trẻ.
- Hạn chế cho người nhà tiếp xúc để tránh bị lây nhiễm.
Khi bị cúm A, trẻ nên được nghỉ ngơi để lấy lại sức. (Ảnh minh họa)
Phòng người cúm A cho trẻ sơ sinh như thế nào?Việc chủ động phòng ngừa cúm A sớm cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi có thể giúp phòng tránh được các rủi ro do cúm gây ra. Sau đây là một số cách phòng ngừa cúm nói chung và cúm A nói riêng được các chuyên gia y tế khuyến cáo:
- Tiêm phòng cúm đầy đủ cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Giữ khoảng cách cho trẻ đối với người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh.
- Tiếp xúc với trẻ sơ sinh nên che miệng, mũi khi ho, tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để tăng đề kháng, miễn dịch cho trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet